Luật dân sự

Không có khả năng bồi thường thiệt hại

Khi gây ra thiệt hại thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải bồi thường. Tuy nhiên, nếu không có khả năng bồi thường thiệt hại thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của LegalZone để nhớ rõ 02 cách sau để giảm mức bồi thường.

Không có khả năng bồi thường thiệt hại

Đủ 18 tuổi phải tự bồi thường nếu gây ra thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là việc một người phải bồi thường cho người khác nếu có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người đó (Điều 584 Bộ luật Dân sự).

Căn cứ quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự, người từ đủ 18 tuổi trở lên phải tự mình bồi thường nếu gây ra thiệt hại. Khi chưa đủ 18 tuổi thì người có trách nhiệm thực hiện thay là cha, mẹ. Tuy nhiên, nếu đã đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ thì lấy tài sản của cha, mẹ.

Ngoài ra, nếu người đó chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức gây ra thiệt hại thì người giám hộ (nếu có) phải dùng tài sản của mình để bồi thường.

Đặc biệt: Nếu người giám hộ chứng minh bản thân không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình mà có thể dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.

>>>>> Tham khảo: Bồi thường danh dự nhân phẩm

2 cách cần nhớ khi muốn thay đổi mức bồi thường thiệt hại

Khi có thiệt hại xảy ra thì người gây ra thiệt hại phải bồi thường các loại thiệt hại cụ thể như:

– Về tài sản: Giá trị của tài sản bị mất, bị hủy, bị hư hỏng, bị giảm sút lợi ích gắn liền với tài sản đó…

– Về sức khỏe: Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, giảm sút; Thu nhập thực tế bị mất; Chi phí và thu nhập thực tế của người chăm sóc trong thời gian điều trị…

– Về tính mạng: Chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng…

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bồi thường cũng diễn ra thuận lợi. Trong nhiều trường hợp, người có nghĩa vụ bồi thường không có đủ khả năng thì sẽ được xem xét giảm mức bồi thường:

– Các bên thỏa thuận: Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Do vậy, nếu các bên thỏa thuận được về việc giảm mức bồi thường thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó;

– Thiệt hại quá lớn với khả năng kinh tế: Trong trường hợp thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây ra thiệt hại thì người này chỉ được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý;

– Khi bên thiệt hại cũng có lỗi: Trong trường hợp bên bị thiệt hại cũng có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường phần thiệt hại do lỗi của người bị thiệt hại gây ra;

– Khi tình hình thực tế không còn phù hợp với mức bồi thường như trượt giá, lạm phát…: Một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi mức bồi thường.

Như vậy, khi không đủ khả năng bồi thường thiệt hại, nếu muốn giảm mức bồi thường thì người gây thiệt hại cần phải nhớ 02 cách sau đây:

– Phải thương lượng được với bên bị thiệt hại về việc giảm mức bồi thường;

– Đề nghị Tòa án thay đổi mức bồi thường nếu thiệt hại quá lớn so với tình hình kinh tế và bản thân không có lỗi hoặc có lỗi do vô ý; do tình hình thực tế không còn phù hợp với mức bồi thường hoặc do bên bị thiệt hại cũng có lỗi…

Hỏi đáp về không có khả năng bồi thường thiệt hại

Câu hỏi:

Em muốn hỏi: gia đình em có người thân phạm tội giết người, bị xử án phạt 17 năm tù, gia đình người phạm tội đã trả 1 khoản tiền hỗ trợ mai táng trước khi xử án và sau xử án đã trả thêm 1 khoản tiền, nhưng bên gia đình nạn nhân đòi bồi thường thêm tiền va toà cũng đồng ý, giờ gia đình phạm nhân không thể chi trả thì phải làm sao ạ? Em xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn: 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật LegalZone, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau: 

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm – Bộ luật dân sự 2015 quy định: 

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định..”

Căn cứ theo quy định trên thì người thân của a/c đã có hành vi giết người nên sẽ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng của người khác. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận. Nếu không thể tự thỏa thuận thì các bên có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân để yêu cầu Tòa án xác định mức bồi thường. 

Việc bồi thường được thực hiện trong phạm vi tài sản của người có nghĩa vụ. Trường hợp người thân a/c không có khả năng bồi thường thì có thể thỏa thuận lại với người bị hại để giảm mức bồi thường. Nếu người bị hại không đồng ý thì người thân a/c vẫn phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm bồi thường. Khả năng bồi thường đến đâu sẽ thực hiện đến đó. 

Liên hệ LegalZone nếu có bất kỳ vướng mắc gì về không có khả năng bồi thường thiệt hại bạn nhé!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd