Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Năng lực hoạt động xây dựng là gì?

Năng lực hoạt động xây dựng là gì?

Năng lực hoạt động xây dựng là gì? Để được tham gia vào hoạt động xây dựng trong một số lĩnh vực nhất định các đơn vị, cá nhân cần phải đáp ứng đủ điều kiện. Trong số các điều kiện cần thiết thì chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là vô cùng quan trọng. Chứng chỉ này quyết định đơn vị, các nhận này có được phép tiến hành hoạt động xây dựng không; nếu được thì tiến hành ở lĩnh vực và mức độ nào? Để giải thích cho thắc mắc này,  Legalzone mời bạn đọc theo dõi bài tư vấn dưới đây nhé.

Năng lực hoạt động xây dựng là gì?

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

Chứng chỉ năng lực xây dựng thực tế là bản đánh giá năng lực sơ lược do Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động xây dựng của cá nhân cấp.

Chứng chỉ này sẽ ghi ra điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

Chứng chỉ có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu.

Chứng chỉ được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu

+ Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ;

+ Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.

Bộ Xây dựng là cơ quan cấp phát, quản lý và thu hồi chứng chỉ xây dựng.

Có những loại Chứng chỉ năng lực xây dựng nào?

Có nhiều loại chứng chỉ năng lực xây dựng khác nhau tùy theo từng mục đích của cơ quan, tổ chức, đơn vị muốn xin cấp.

– Phân loại theo cấp bậc có chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I, II, III.

– Phân loại theo lĩnh vực bao gồm:

  • Chứng chỉ năng lực (CCNL) tư vấn quản lý dự án.
  • CCNL khảo sát xây dựng.
  • CCNL thi công xây dựng công trình.
  • CCNL tư vấn và lập quy hoạch xây dựng.
  • CCNL thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
  • CCNL giám sát, thi công và kiểm định xây dựng.
  • CCNL lập, thẩm tra dự án đầu tư và xây dựng công trình.
  • CCNL tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Có bắt buộc phải có Chứng chỉ năng lực xây dựng không?

Bắt buộc có chứng chỉ năng lực xây dựng

Chứng chỉ năng lực trong xây dựng được quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định những hoạt động phải có chứng chỉ này. Cụ thể ở khoản 1 Điều 83 của nghị định: 

“ 1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

a) Khảo sát xây dựng;

b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;

c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;

d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;

đ) Thi công xây dựng công trình;

e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;

g) Kiểm định xây dựng;

h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Trường hợp không cần chứng chỉ năng lực xây dựng

Cũng trong điều luật trên, quy định một số hoạt động, lĩnh vực không bắt buộc phải có như:

– Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực; một dự án.

– Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy

– Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình

– Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình

– Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này

– Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép xây dựng

Điều kiện để xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Đã có giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp hoặc quyết định thành lập đơn vị, doanh nghiệp

– Đối tượng tham gia hoạt động xây dựng là những cá nhân đảm nhận chức danh quan trọng, chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức, đơn vị đang đề nghị được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.

Đối với các dự án, công trình mang tính chất đặc thù thì đối tượng tham gia chủ chốt, chức danh quan trọng phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với đúng công việc đang thực hiện. Đối tượng này phải được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình, dự án. Đó là những dự án, công trình như nhà máy sản xuất hóa hóa chất độc hại, vật liệu nổ hay nhà máy điện hạt nhân….

Trên đây bài viết của chúng tôi về Năng lực hoạt động xây dựng là gì?

Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn thực hiện vui lòng liên hệ

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Email: [email protected];

Hotline: 0888889366;

Fanpage: Công ty Luật Legalzone.

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục