Nghỉ không lương có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Kính chào tổng đài tư vấn pháp luật LegalZone! Công ty em có 1 chị nghỉ không lương từ tháng 10/2017 đến hết tháng 10/2018 thì chị ấy xin nghỉ luôn. Vì chị ấy gắn bó lâu với công ty nên Ban Giám đốc hy vọng chị ấy tiếp tục, nhưng vì bệnh không khỏi được nên chị ấy xin nghỉ. Hợp đồng lao động của chị là không xác định thời hạn. Vậy chế độ của chị ấy nghỉ không lương có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không ạ? Chị ấy có được hưởng BHTN luôn không hay phải đi làm lại 1 tháng mới nhận được. Em xin cảm ơn!
Nghỉ không lương có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn của LegalZone. Với câu hỏi của bạn về vấn đề giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ không lương trước khi nghỉ việc của người lao động, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, xác định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm năm 2013 về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Người lao động không đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc nghỉ việc để hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Có thời gian đóng BHTN từ đủ 12 tháng trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc đối với HĐLĐ, hợp đồng làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên; đóng từ đủ 12 tháng trong khoảng thời gian 36 tháng trước khi nghỉ việc đối với HĐLĐ, hợp đồng làm việc có thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng; kể từ thời điểm chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật việc làm 2013 nêu trên.
Người lao động đang tham gia BHTN thỏa mãn những điều kiện nêu trên thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thứ hai, quy định đóng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ- CP
“Điều 12. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:
a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị”.
Như vậy, tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định bao gồm:
+ Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày trở lên không hưởng lương tại đơn vị sử dụng lao động.
+ Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng theo quy định pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.
Theo thông tin bạn đưa ra, người lao động ở công ty bạn nghỉ không lương từ tháng 10/2017 đến tháng hết tháng 10/2018 và sau đó xin nghỉ việc hẳn và được công ty chấp nhận. Như vậy, thời gian nghỉ không lương của chị ấy trong trường hợp này được xác định là tạm hoãn hợp đồng. Do đó, sau khi nghỉ việc hẳn từ cuối tháng 11/2018, nếu chị ấy nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động thì vẫn được giải quyết trợ cấp thất nghiệp mà không cần phải đi làm lại 1 tháng.
Kết luận, trong trường hợp này, người lao động của công ty bạn vẫn được giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ không lương trước khi nghỉ việc mà không cần đi làm lại.
>>> Tham khảo: Hướng dẫn nhận bảo hiểm thất nghiệp
Câu hỏi 2
Kính chào tổng đài tư vấn. Em vừa nghỉ việc tại công ty W, hiện em đang làm hồ sơ để lĩnh bảo hiểm thất nghiệp. Em đóng bảo hiểm từ tháng 5/2016 đến nay. Tháng 02/2019 em nghỉ không lương (có thỏa thuận với công ty nhưng không có kí giấy thỏa thuận).
Giờ công ty không chịu làm lại giấy thỏa thuận cho em, em phải làm sao thì mới nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp ạ.
Em xin nghỉ thai sản từ ngày 19/02/2019 nhưng từ ngày 01/02/2019 đến ngày em chính thức nghỉ thai sản em không đi làm ngày nào.
Vậy công ty giải quyết cho em là cả tháng 2 nghỉ việc không lương như vậy có đúng không?
Trả lời:
1. Điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo Điều 49 Luật Việc làm 2013, bạn muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Thứ hai, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp:
– Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn
– Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.;
Thứ ba, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
Thứ tư, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Chết.
Theo như bạn trình bày thì giữa bạn và công ty không phải là thỏa thuận thống nhất chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, bạn không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp do không thỏa mãn các điều kiện trên.
2. Công ty giải quyết cả tháng 2 nghỉ không lương là đúng hay sai?
Về nguyên tắc, người lao động đi làm ngày nào sẽ được tính lương ngày đó trừ những ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 gồm: nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép, nghỉ việc riêng, nghỉ thai sản.
Nếu bạn xin nghỉ không lương tức là nghỉ theo thoả thuận và không được nhận lương trong những ngày nghỉ theo nội dung đã thoả thuận nghỉ không lương.
Trước khi sinh, bạn có thoả thuận với công ty sẽ nghỉ 02 tháng không lương, bạn xin nghỉ thai sản từ ngày 19/02/2019 nhưng thực tế bạn đã nghỉ từ ngày 01/12/2019.
Như vậy có 19 ngày bạn không đến làm việc và không biết có được công ty cho phép hay không (đương nhiên, công ty sẽ không trả lương cho bạn trong những ngày này vì bạn không nghỉ theo chế độ nào). Sẽ có hai tình huống có thể xảy ra:
Một là, công ty không chấp nhận sự việc bạn nghỉ việc không xin phép và có thể áp dụng khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động để sa thải bạn:
“3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.”
Trong trường hợp này, theo điều Điều 47 Bộ luật Lao động, công ty W vẫn có trách nhiệm phải thanh toán tiền lương (trong những ngày bạn làm việc), sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác khi bạn bị sa thải.
Hai là, phía công ty thông cảm với hoàn cảnh riêng của bạn nên chấp nhận nhận bạn trở lại làm việc sau khi bạn sinh con. Khi đó, công ty không có nghĩa vụ trả lương cho 19 ngày bạn nghỉ không xin phép và những ngày nghỉ khác đã có thỏa thuận nghỉ không lương (tháng 02/2019 xin nghỉ không lương).
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề giải quyết nghỉ không lương có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Còn bất kỳ thắc mắc gì nhấc máy liên hệ hotline của LegalZone bạn nhé!
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng