Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Nghĩa vụ chứng minh của đương sự và các chủ thể khác trong hoạt động tố tụng dân sự

Nghĩa vụ chứng minh của đương sự và các chủ thể khác trong hoạt động tố tụng dân sự

Chuyên mục: Luật dân sự

dân sự12

Quá trình tố tụng dân sự được kéo dài từ khi tòa án thụ lý vụ việc dân sự cho đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực. Theo đó, bất kỳ vụ việc dân sự nào cũng chứa đựng những mâu thuẫn nhất định giữa các bên dân sự. Để giải quyết được các mâu thuẫn này thì phải được làm rõ thông qua quá trình chứng minh và tranh tụng. Chính vì thế, Bộ luật tố tụng dân sự đã ban hành quy định cụ thể nghĩa vụ chứng minh của đương sự và các chủ thể khác trong hoạt động tố tụng dân sự.

Thông qua họat động chứng minh, đương sự được thực hiện tốt nhất việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời qua đó tòa án có căn cứ để đưa ra các phán quyết đúng đắn.

Như vậy, để hiểu rõ việc nghĩa vụ chứng minh của đương sự và các chủ thể khác trong hoạt động tố tụng dân sự được thực hiện như thế nào, các tình tiết, sự kiện nào không phải chứng minh thì các bên phải tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến nghĩa vụ chứng minh hoặc các vấn đề khác trong lĩnh vực dân sự thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Legalzone  để được giải đáp kịp thời

Nghĩa vụ chứng minh của đương sự và các chủ thể khác trong hoạt động tố tụng dân sự là gì?

Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.

Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;

c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.

Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.

Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh

Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự và các chủ thể khác trong hoạt động tố tụng dân sự

a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;

b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;

c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.

Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.

Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.

Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự đối với nguyên đơn

     Hoạt động xét xử các vụ án dân sự là hoạt động phát sinh trên cơ sở có sự tranh chấp trong quan hệ pháp luật nội dung giữa các bên có lợi ích tư đối lập nhau nhưng bình đẳng về địa vị pháp lý mà trong đó có một quy tắc chung cho cả hai bên đương sự: “Người nào đề ra một luận điểm cần có chứng cứ thì phải chứng minh”.

     Theo quy tắc này, mỗi bên đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh những sự kiện, tình tiết mà mình đã viện dẫn làm cơ sở cho những yêu cầu và phản đối của mình, hay nói một cách giản đơn là khẳng định một sự việc gì thì phải chứng minh sự việc ấy.

     Quy định này xuất phát từ cơ sở khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình với tư cách là người trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp luật nội dung có vi phạm hay tranh chấp, đương sự là người hiểu rõ nhất vì sao họ có yêu cầu đó,

 họ biết được những tình tiết, sự kiện trong vụ việc, do đó có khả năng cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, về mặt tâm lý, khi đưa ra yêu cầu của mình bao giờ đương sự cũng là người đứng ở thế chủ động, tự nguyện đưa ra những lý lẽ để chứng minh, bênh vực cho quyền lợi của mình.

     Sự thật là cơ sở của yêu cầu và phản đối của các bên nên các bên sẽ quan tâm và tìm mọi cách để khẳng định sự thật này.

Khi đưa ra yêu cầu thì nguyên đơn phải chứng minh cho yêu cầu của mình đối với bị đơn, tức là phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tham gia nghiên cứu chứng cứ, tham gia hỏi, tranh luận…

để chứng minh, bởi vì bị đơn được suy đoán là không có bất cứ trách nhiệm gì với nguyên đơn cho đến khi trách nhiệm của bị đơn chưa được chứng minh. Cung cấp chứng cứ chỉ là một trong các biện pháp chứng minh của đương sự.

 Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự đối với bị đơn

     Bị đơn có yêu cầu phản tố đối với yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn đưa ra yêu cầu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn.

Trường hợp bị đơn đưa ra yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn thì bị đơn phải cung cấp chứng cứ để chỉ ra yêu cầu đó có cơ sở thực tế, cơ sở pháp lý hay không, có đúng đắn không? Khi đó nguyên đơn cũng có quyền phản đối lại yêu cầu đó của bị đơn, đồng thời phải chứng minh cho việc phản đối yêu cầu của mình;

     Bị đơn không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn (có thể bị đơn chỉ chấp nhận phần yêu cầu và phản đối phần còn lại của yêu cầu đó hoặc không chấp nhận hoàn toàn) hoặc thậm chí chỉ trong trường hợp bị đơn đang nắm giữ chứng cứ liên quan đến nguyên đơn.

Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan

     Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, họ có nghĩa vụ, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ.

Chẳng hạn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập tham gia vào vụ kiện giữa nguyên đơn và bị đơn, họ cho rằng đối tượng đang tranh chấp là thuộc sởhữu của họ chứ không phải thuộc sở hữu nguyên đơn hay bị đơn.

 Trong trường này, nghĩa vụ chứng minh (nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tham gia nghiên cứu chứng cứ, tham gia hỏi, tranh luận…) của họ cũng giống như nghĩa vụ của nguyên đơn khi chứng minh cho yêu cầu của mình.

     Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập, dù đứng về phía nguyên đơn hay bị đơn, họ đều có nghĩa cung cấp chứng cứ chứng minh cùng nguyênđơn hay bị đơn vì lợi ích của họ liên quanđến vụ kiện.

Việc cung cấp chứng cứ của họ để chứng minh làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ kiện để bảo vệ quyền lợi cho đương sự mà họ đứng về phía đương sự đó, hoặc có thể làm căn cứ cho yêu cầu của họ đối với một trong các bên đương sự; hoặc chứng cứ do họ cung cấp làm căn cứ để họ phản đối về việc kiện đòi hoàn lại mà một bên đương sự đặt ra cho họ.

Trên đây là bài viết về chủ đề nghĩa vụ chứng minh của đương sự và các chủ thể khác trong hoạt động tố tụng dân sự, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  0989.919.161

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký