Người giả vờ ăn xin để lừa đảo có thể phải chịu trách nhiệm hình sự?
Hành vi giả dạng ăn xin để lừa đảo có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng theo quy định của Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hoặc trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm. Nếu hành vi giả dạng ăn xin để lừa đảo có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người phạm tội có thể bị xử phạt từ cải tạo không giam giữ, phạt tù từ 6 tháng đến 15 năm, hoặc phạt tiền và cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề.
Giả dạng ăn xin để lừa đảo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)
Vấn đề này, Legalzone giải đáp như sau:
1. Xử lý hành chính với hành vi giả dạng ăn xin để lừa đảo
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
– Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
– Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
– Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
– Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Như vậy, hành vi giả dạng ăn xin để lừa đảo chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm;
– Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi giả dạng ăn xin để lừa đảo
Nếu hành vi giả dạng ăn xin để lừa đảo mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
– Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ Luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+Tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, đối tượng có hành vi giả dạng ăn xin để lừa đảo có thể bị xử phạt hành chính đến 3.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Võ Văn Hiếu
1. Hành vi giả dạng ăn xin để lừa đảo có bị xử phạt hình sự không?
– Theo thông tin trong bài, nếu hành vi giả dạng ăn xin để lừa đảo có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
2. Hành vi giả dạng ăn xin để lừa đảo có bị xử phạt hành chính không?
– Theo thông tin trong bài, hành vi giả dạng ăn xin để lừa đảo chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng