Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Những điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020 (phần chung)

Những điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020 (phần chung)

Luật doanh nghiệp 2020

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV ngày 17/6/2020. Dưới đây là tổng hợp những điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020 từ ngày 01/01/2021 của Legalzone.

Những điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020
Những điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020

Những điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020 (Phần 1)

CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Giải thích từ ngữ: Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 – Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020.

1.1. Bổ sung thêm khái niệm “người có quan hệ gia đình”.

Khoản 22 điều 4 LDN 2020 “Người có quan hệ gia đình bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng

Đây là khái niệm mới so với Luật doanh nghiệp 2014.

Lý do sửa đổi: Giúp tinh gọn câu chữ, trước đây Luật doanh nghiệp 2014 không có định nghĩa nên có rất nhiều quy định phải nhắc lại cả khái niệm dài dòng như trên.
Ví dụ: Trước đây khoản c điều 15 Luật doanh nghiệp 2014 quy định “Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;”
Nay Luật doanh nghiệp 2020 vẫn giữ quy định này nhưng tại điểm b khoản 5 điều 15 quy định “Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác

1.2. Sửa đổi lại khái niệm Người có liên quan

Đưa thêm Kiểm soát viên và tất cả Người đại diện theo pháp luật là vào danh sách người có liên quan.

1.3. Định nghĩa lại khái niệm Doanh nghiệp Nhà Nước.

Theo quy định cũ của Luật doanh nghiệp 2014 DNNN là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tuy nhiên Luật doanh nghiệp 2020 quy định DNNN là doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Như vậy khái niệm DNNN đã được mở rộng hơn so với trước đây và có thể bao gồm cả các Công ty cổ phần.

2. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội (Điều 10 Luật doanh nghiệp 2014 – Điều 10 Luật doanh nghiệp 2020).

Luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể hơn về tỷ lệ lợi nhuận 51% phải giữ lại hàng năm để tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh đã đăng ký là tỷ lệ 51% của lợi nhuận sau thuế. Trước đây thì Luật doanh nghiệp 2014 chỉ quy định chung chung là 51% tổng lợi nhuận mà không rõ là sau thuế hay trước thuế khiên doanh nghiệp và các cơ quan liên quan lúng túng trong việc xác định.

3. Báo cáo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp – Điều 12 LDN 2014. 

Bãi bỏ: Hiện hành, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những người sau đây:

– Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;

– Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bãi bỏ quy định này.

4. Người đại diện theo pháp luật: Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 – Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020.

4.1. Trường hợp công ty có nhiều người đại diện

Bổ sung: Luật doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm quy định “Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì tất cả những người đại diện theo pháp luật của công ty là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, nếu điều lệ công ty không quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng người thì tất cả đều là đại diện đủ thẩm quyền của công ty trước bên thứ ba và nếu gây thiệt hại thì tất cả phải liên đới chịu trách nhiệm.

4.2. Về các trường hợp phải cử người đại diện pháp luật thay thế.

Sửa đổi:  Đối với trường hợp cử người đại diện pháp luật thay thế thì Luật doanh nghiệp 2020 sửa cụm tự “bị án tù” thành “đang chấp hành hình phạt tù”.
Người bị án tù có thể là án treo và họ không phải chấp hành hình phạt tù.

Bổ sung: Đối với trường hợp phải cử người đại diện pháp luật thay thế Luật doanh nghiệp 2020 cũng bổ sung thêm 02 trường hợp: (1) Bổ sung đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị tòa án cấm đảm nhận chức vụ – cấm hành nghề. (2) Bổ sung thêm khoản 7 quy định “Tòa án, cơ quan tiến hành tố tụng khác có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng theo quy định của pháp luật có liên quan”.

(còn tiếp)

Trên đây là tư vấn về những điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ. 

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký