Sở hữu trí tuệ, Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu

Những lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu

VỀ VIỆC KÉO DÀI THỜI GIAN THỰC HIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐẶC THÙ CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Nhãn hiệu là tài sản vô hình và gắn liền với hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác.

Vậy việc chuyển nhượng nhãn hiệu cần chú ý những gì và thủ tục tiến hành ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Những lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu dưới đây của Legalzone

Những lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý

  • Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

      Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu tài sản vô hình của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phụ thuộc vào ý trí của các bên, tuy nhiên hoạt động này vẫn chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp.


Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu

       Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:

  • Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Điều kiện hạn chế chuyển nhượng nhãn hiệu

Những lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu

Không phải mọi nhãn hiệu đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều được chuyển nhượng và không phải mọi chủ thể đều được chuyển/nhận chuyển nhượng nhãn hiệu.

Pháp luật Sở hữu trí tuệ có quy định một số điều kiện hạn chế đối với chuyển nhượng nhãn hiệu phải tuân theo:

Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;

Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

sở hữu nhãn hiệu

Những lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu

Quyền đối với nhãn hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.

Nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

      Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá chuyển nhượng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

      Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác không trái với quy định của pháp luật.

Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

      Bước 1: Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đòng chuyển nhượng nhãn hiệu.

      Bước 2: Thức hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

      Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ bao gồm các tài liệu:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;

Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu khách hàng thực hiện thông qua một tổ chức/cá nhân khác)

Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu


        Chuyển nhượng nhãn hiệu là một cách nhanh chóng để rút ngắn quá trình xây dựng thương hiệu do đó quý khách hàng có thể lựa chọn một nhãn hiệu đã có thương hiệu để tiến hành chuyển nhượng nhanh chóng, hợp lý.

Trên đây là bài viết về chủ đề Những lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.