Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Những trường hợp phạm tội loạn luân trong vụ án hình sự

Những trường hợp phạm tội loạn luân trong vụ án hình sự
Chuyên mục: Luật hình sự

Bài viết giới thiệu về các trường hợp phạm tội có tính chất loạn luân trong vụ án hình sự, cũng như phân loại tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017). Điều 184 quy định về tội loạn luân như giao cấu với người có quan hệ huyết thống. Các trường hợp tính chất loạn luân bao gồm phạm tội với người cùng dòng máu, ruột thịt, con nuôi, con riêng của vợ, chồng, v.v. Bốn loại tội phạm được phân chia dựa trên mức độ nguy hiểm và hình phạt từ tiền phạt đến tử hình. Đối với người phạm tội, có thể bị áp dụng các hình phạt chính và bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, tước quyền công dân, tịch thu tài sản.

(Hình từ Internet)

Về vấn đề này, Legalzone giải đáp như sau:

1. Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015

Theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội loạn luân như sau:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Các trường hợp phạm tội có tính chất loạn luân trong vụ án hình sự

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP thì trường hợp phạm tội có tính chất loạn luân là một trong các trường hợp sau đây:

– Phạm tội đối với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;

– Phạm tội đối với cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột, cháu ruột;

– Phạm tội đối với con nuôi, bố nuôi, mẹ nuôi;

– Phạm tội đối với con riêng của vợ, con riêng của chồng, bố dượng, mẹ kế;

– Phạm tội đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể.

3. Phân loại tội phạm 

Phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:

– Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

– Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

4. Các hình phạt đối với người phạm tội

Các hình phạt đối với người phạm tội theo Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

* Hình phạt chính bao gồm:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền;

– Cải tạo không giam giữ;

– Trục xuất;

– Tù có thời hạn;

– Tù chung thân;

– Tử hình.

* Hình phạt bổ sung bao gồm:

– Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

– Cấm cư trú;

– Quản chế;

– Tước một số quyền công dân;

– Tịch thu tài sản;

– Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

– Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

* Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của Legalzone. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục