Luật hình sự, Tư vấn luật Hình sự

Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ

ÁN TREO

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo những hệ lụy là tội phạm ngày càng gia tăng. Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổng sung đã được ban hành phù hợp với các giai đoạn hiện tại, là căn cứ để các cơ quan chức năng xử lý các vụ án hình sự, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. “Án treo” và “cải tạo không giam giữ” là hình phạt hay biện pháp miễn chấp hành hình phạt? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc gửi đến cho chúng tôi. Để đáp ứng được mong mỏi của các bạn khi đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Legalzone, chúng tôi xin giới thiệu bài viết về chủ đề phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ như sau:

Khái niệm “Án treo” và “Cải tạo không giam giữ”

 Án treo là gì?

 Cơ sở pháp lý Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015:

Điều 65. Án treo

  1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo

và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

  1. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.

Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

  1. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
  2. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
  3. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Án treo” là một chế định pháp lý hình sự ra đời từ rất sớm và phát triển của luật hình sự Việt Nam.

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ,

nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự. 

Án treo chính là chế định thể hiện sự khoan hồng của pháp luật nước ta đối với người phạm tội, vừa khuyến khích họ chu tâm cải tạo làm ăn, vừa nhắc nhở họ chấp hành thời gian thử thách một cách nghiêm khắc nếu không sẽ buộc phải chấp hành hình phạt tù đã tuyên.

Cải tạo không giam giữ là gì?

 Căn cứ pháp lý: Điều 36 Bộ luật hình sự năm 2015:

Điều 36. Cải tạo không giam giữ

  1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

  1. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.

Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

  1. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước.

Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

  1. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.

Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.

 “Cải tạo không giam giữ” là một hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cải tạo, giáo dục tại nơi làm việc, học tập, cư trú dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập hoặc của chính quyền địa phương nơi họ cư trú.

Phân biệt “Án treo” và “Cải tạo không giam giữ”

Chúng tôi phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ dựa trên một số tiêu chí sau đây:

Tiêu chí

Án treo

Cải tạo không giam giữ

Cơ sở pháp lý

Điều 65 Bộ luật hình sự 2015.

Điều 36 Bộ luật hình sự 2015.

Khái niệm

Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Là hình phạt chính.

Điều kiện

  • Về mức phạt tù: bị phạt tù không quá 03 năm, không kể tội đã phạm là tội gì.
  • Về nhân thân người phạm tội: người phạm tội phải là người có nhân thân tốt.
  • Về các tình tiết giảm nhẹ:

người phạm tội phải có các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015.

  • Thuộc trường hợp không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.
  • Về mức phạt tù: từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Điều kiện về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội: người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng.
  • Điều kiện để đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng hình phạt:

có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng và xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Trường hợp không được áp dụng

 

Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP:

  • Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị bao gồm:

người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

  • Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;
  • Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;
  • Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.

Không có quy định

Thời hạn hình phạt

Khoản 4, Khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015:

“4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan,

tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5.     Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên,

 thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước

và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

Khoản 1 Điều 36 Bộ luật hình sự 2015:

“Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ,

cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.”

Thời gian thử thách

Từ 01 năm đến 05 năm

Không quy định

Chủ thể quản lý, giám sát

Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.

Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.

Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Hình phạt bổ sung

Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

 Khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Trên đây là một số tiêu chí phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd