Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Quy định giảm nhẹ hình phạt cho phụ nữ mang thai

Quy định giảm nhẹ hình phạt cho phụ nữ mang thai

Chuyên mục: Luật hình sự

Quy định giảm nhẹ hình phạt cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh những vụ án có người bị hại là phụ nữ chân yếu tay mềm thì thực tế có rất nhiều vụ  người phạm tội là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai,  Vậy chế tài nào dành cho nhóm đối tượng này? Cùng Legalzone tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Các đối tượng nữ được quy định trong Bộ Luật hình sự 2015

Điều 3 Bộ Luật hình sự 2015 đã quy định: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”. Tuy nhiên có những đối tượng đặc biệt như người dưới 18 tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên, phụ nữ có thai … thì Luật lại có một số quy định khác.

Trong đó, Bộ luật Hình sự 2015 có quy định một số chế tài về các đối tượng là phụ nữ khi họ thực hiện hành vi phạm tội. Các đối tượng đó cụ thể như sau:

– Phụ nữ có thai

– Phụ nữ đang cho con bú

– Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi

– Phụ nữ đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi

Ngoài ra, những đối tượng là phụ nữ không nằm trong danh sách nêu ở trên mà có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý một tội đã được Bộ luật hình  sự quy định thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quy định giảm nhẹ hình phạt cho phụ nữ mang thai

– Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng

– Khi phạm tội hoặc khi xét xử không áp dụng hình phạt tử hình

– Không thi hành án tử hình. Trong trường hợp này, hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân

– Được hoãn chấp hành hình phạt tù. Cho đến khi con được 36 tháng tuổi thì tiếp tục chấp hành hình phạt tù.

quy định giảm nhẹ hình phạt cho phụ nữ mang thai được pháp luật quy định rất chi tiết và mang tính nhân văn rất cao, đặc biệt là quy định không áp dụng và thi hành án tử hình đối với phụ nữ mang thai

    Cũng giống như các hình phạt khác, hình phạt tử hình được đặt ra để trừng trị người phạm tội, để răn đe, ngăn ngừa tội phạm. Tuy nhiên, hình phạt tử hình khác hơn ở chỗ nó tước đoạt đi quyền quan trọng nhất của con người – quyền sống.

Việc thực thi hình phạt tử hình đối với một người sẽ chấm dứt sự tồn tại, loại bỏ vĩnh viễn người ấy ra khỏi xã hội. Bởi vậy, nên bất chấp những nỗ lực đấu tranh không ngừng nghỉ đòi xóa bỏ hình phạt tử hình của các phong trào nhân đạo, giá trị của hình phạt này vẫn không bị phủ nhận, nó vẫn được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Và mặc dù không phải là phổ biến nhưng cũng không tránh khỏi thực tế có những trường hợp người phải đối mặt với án tử hình là phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ. Đối với trường hợp này, pháp luật quốc tế và pháp luật của hầu hết các quốc gia đương đại đều có yêu cầu loại trừ việc áp dụng hoặc thi hành hình phạt tử hình. Yêu cầu đó xuất phát từ những sở cứ quan trọng đặc biệt sau đây:

    Thứ nhất:

việc loại trừ hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai  là một trong những quy định giảm nhẹ hình phạt cho phụ nữ mang thai vì lợi ích của đứa bé và sự công bằng đối với nó. Thai nhi hoặc trẻ nhỏ có sinh mệnh gắn liền với người mẹ, tử hình người mẹ đồng nghĩa với việc tước đoạt quyền sống của thai nhi hay ít ra là điều kiện sống tối cần thiết của đứa trẻ mới sinh.

    Thứ hai:

việc loại trừ hình phạt tử hình trong trường hợp này là bởi quyền thực hiện thiên chức làm mẹ là quyền con người thiêng liêng, không thể tước đoạt. Nhân loại thường cho rằng, quyền sống, quyền tự do là những quyền con người quan trọng nhất.

Vậy nhưng thực tế là theo bản năng, đa số người mẹ trên thế gian có thể hy sinh mọi thứ, kể cả quyền sống, quyền tự do ấy vì tình mẫu tử. Điều đó làm nên phẩm giá của loài người, là cấu thành của nhân tính, nhân bản. Bởi tính chất thiêng liêng này nên không thể tước đoạt quyền thực hiện thiên chức làm mẹ của người phạm tội cho dù bản thân họ nguy hiểm đến mức phải bị loại ra khỏi xã hội.

    Thứ ba:

quy định giảm nhẹ hình phạt cho phụ nữ mang thai trong đó có việc loại trừ hình phạt tử hình đối với người phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ thể hiện sự thừa nhận, tôn vinh của xã hội đối với công lao của người mẹ. Thiên chức sinh sản, nuôi dưỡng của người phụ nữ được tạo hóa sinh ra để tái sản xuất con người, kiến tạo nhân loại.

Cho dù người phụ nữ đã phạm tội lỗi ghê gớm đến đâu nhưng việc người ấy đang mang thai, nuôi con nhỏ nghĩa là đang đóng góp công sức lớn đối với sự phát triển của loài người. Có thể xem tình tiết đó như việc “lấy công chuộc tội” để đối xử khoan hồng đối với họ.

    Thứ tư:

Loại trừ hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ xuất phát từ đòi hỏi về tính nhân đạo của chính sách pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng. Trong khoa học pháp lý, phụ nữ được xác định là một trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương (vulnerable groups) cần được chú trọng bảo vệ.

Tình trạng mang thai, sinh nở lại khiến phụ nữ yếu đuối, dễ bị tổn thương hơn nữa, càng cần đến sự bảo vệ đặc biệt. Vì lẽ đó, những hành vi xâm hại phụ nữ mang thai, sinh nở luôn bị xác định là có tính chất tàn bạo hơn so với xâm hại người bình thường. Tương tự như vậy, việc áp dụng, thực thi sự trừng phạt hà khắc nhất lên người phụ nữ đang ở tình trạng đặc biệt dễ tổn thương chắc chắn sẽ là rất vô nhân đạo.

Trên đây là bài viết về những quy định giảm nhẹ hình phạt cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hãy liên hệ với Legalzone khi bạn có bất cứ thắc mắc nào.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  0989.919.161

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký