Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Quyết định 377/QĐ-BTTTT năm 2021 phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Quyết định 377/QĐ-BTTTT năm 2021 phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Chuyên mục: Tin tức

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 377/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CHUYỂN ĐỔI SỐ

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 về việc phê duyệt “Chương trình chuyn đi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030”;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tin học hóa,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Cục Tin học hóa chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (sau đây gọi tắt là Chương trình) theo các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có tên tại khoản 2 Mục III của Chương trình và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:

– Như Điều 3;
– Bộ trưởng (để b/c);
– Các Thứ trưởng;
– Cổng Thông tin điện tử của Bộ;
– Lưu: VT, THH (7b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Huy Dũng

 

CHƯƠNG TRÌNH

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CHUYỂN ĐỔI SỐ
(kèm theo Quyết định số 377/QĐ-BTTTT ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là doanh nghiệp SMEs) thông qua việc sử dụng các nn tảng số xuất sc do Chương trình lựa chọn; các hoạt động của Chương trình nhằm giúp các doanh nghiệp SMEs tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế số quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn.

2. Mc tiêu cụ thể

a) Lựa chọn và huy động được các nền tảng số xuất sắc tham gia Chương trình với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp SMEs sử dụng nn tảng số để đẩy nhanh chuyển đổi số doanh nghiệp.

b) Tối thiểu 50.000 người/năm được tiếp cận Chương trình, cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

c) Tối thiểu 30.000 doanh nghiệp/năm được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số doanh nghiệp.

d) Thiết lập được Mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn thúc đy chuyn đi số.

3. Đối tượng của Chương trình

a) Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh có nhu cầu chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

b) Các doanh nghiệp nền tảng số, cơ quan, tổ chức, hiệp hội, viện, trường có các công nghệ số, nền tảng số, và các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Lựa chọn các nền tảng xuất sắc tham gia Chương trình

a) Nghiên cứu, xây dựng Danh mục các nhóm nền tảng số mà các doanh nghiệp SMEs cần (sau đây gọi tắt là Danh mục các nhóm nền tảng số) cho quá trình chuyển đổi số, bao gồm nhưng không giới hạn các lĩnh vực sau:

Lĩnh vực Quản trị và nghiệp vụ quản lý:

– Nhóm nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp;

– Nhóm nền tảng dịch vụ kế toán, tài chính;

– Nhóm nền tảng thanh toán trực tuyến;

– Nhóm nền tảng nhân sự, tổ chức.

Lĩnh vực Khách hàng và thị trường:

– Nhóm nền tảng quảng cáo, tiếp thị trực tuyến;

– Nhóm nền tảng chăm sóc khách hàng.

Lĩnh vực Hạ tầng công nghệ và an ninh mạng:

– Nhóm nền tảng an toàn, an ninh mạng;

– Nhóm nền tảng hạ tầng công nghệ.

Lĩnh vực nghiệp vụ chuyên ngành:

– Nhóm nền tảng nhà hàng, cửa hàng;

– Nhóm nền tảng khách sạn, điểm vui chơi.

Danh mục các nhóm nền tảng số phục vụ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs là cơ sở để đánh giá, lựa chọn các nền tảng số tham gia Chương trình. Danh mục này sẽ được thường xuyên đánh giá, sửa đổi, cập nhật phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp và tình hình thực tế.

b) Tổ chức đánh giá, lựa chọn các nền tảng số xuất sắc phù hợp

Căn cứ vào Danh mục các nhóm nền tảng số quy định tại điểm a khoản này tổ chức đánh giá, lựa chọn các nền tảng số xuất sắc cho quá trình chuyển đổi số các doanh nghiệp SMEs (sau đây gọi là Danh sách các nền tảng số tham gia Chương trình). Việc đánh giá bao gồm:

– Đánh giá về kỹ thuật như chức năng của nền tảng, hiệu năng hoạt động, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn bảo mật và các yêu cầu phi chức năng khác;

– Đánh giá về khả năng tham gia Chương trình như tính nền tảng, khả năng phục vụ số lượng khách hàng lớn, sự chấp nhận của thị trường, số lượng khách hàng, người dùng hiện có, năng lực của doanh nghiệp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, hậu mãi, cam kết của doanh nghiệp với Chương trình và các yêu cầu liên quan khác.

Mỗi Nhóm nền tảng lựa chọn không quá 03 nền tảng số xuất sắc nhất tham gia Chương trình. Trong trường hợp các nền tảng được chọn chưa đáp ứng hết yêu cầu của các doanh nghiệp SMEs trong phạm vi nhóm nghiệp vụ đó thì sẽ tổ chức lựa chọn thêm các nền tảng có khả năng tương hỗ cùng tham gia Nhóm.

Các nền tảng số tự nguyện tham gia đánh giá chuyên sâu được cấp chứng nhận căn cứ theo kết quả đánh giá.

c) Trao đổi, ký kết thỏa thuận với doanh nghiệp cung cấp nền tảng số xuất sc tham gia Chương trình

Các nền tảng số tham gia Chương trình được hưởng các quyền lợi: được nêu tên trên Cổng thông tin điện tử của Chương trình; được hưởng quyền lợi truyền thông của Chương trình; được tham gia các hoạt động quảng bá nền tảng số của Chương trình; được tham gia các hội thảo, hội nghị trong khuôn khổ Chương trình; được vinh danh nếu đạt các chỉ tiêu và yêu cầu của Chương trình.

Các doanh nghiệp có nền tảng số tham gia Chương trình có nghĩa vụ: tuân thủ các quy định của Chương trình; thực hiện nghiêm túc các chính sách ưu đãi và chăm sóc, hỗ trợ doanh nghiệp SMEs sử dụng, khai thác nền tảng số để Chuyển đổi số theo thỏa thuận đã ký kết với Chương trình; nỗ lực quảng bá, thu hút tối đa các doanh nghiệp SMEs đăng ký tham gia Chương trình để sử dụng các nền tảng số của mình nhằm thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp; phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp nền tảng số khác để triển khai hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp SMEs chuyển đổi số.

d) Rà soát định kỳ Danh sách các nền tảng số tham gia Chương trình

Căn cứ theo nhu cầu của các doanh nghiệp SMEs và tình hình hoạt động của các nền tảng số tham gia Chương trình để đánh giá, lựa chọn bổ sung các nền tảng số xuất sắc khác vào Danh sách các nền tảng số tham gia Chương trình.

Các nền tảng số không tuân thủ các quy định của Chương trình, vi phạm các cam kết đối với Chương trình, hoặc hoạt động của nền tảng trong Chương trình không hiệu quả, ít được doanh nghiệp SMEs lựa chọn sử dụng, thì tùy theo điều kiện cụ thể có thể bị xem xét đưa ra ra khỏi Danh sách các nền tảng số tham gia Chương trình.

2. Xây dựng, vận hành Cổng thông tin điện tử của Chương trình

Xây dựng và duy trì, vận hành Cổng thông tin điện tử của Chương trình tại địa chỉ http://smedx.vn và http://smedx.mic.gov.vn để cung cấp thông tin về Chương trình; cung cấp kiến thức, tài liệu về chuyển đổi số doanh nghiệp; là đầu mối cho các doanh nghiệp SMEs đăng ký tham gia Chương trình và sử dụng các nền tảng số của Chương trình; là sàn giao dịch hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số. Cổng thông tin điện tử của Chương trình cần đảm bảo yêu cầu chức năng tối thiểu như sau:

a) Giới thiệu, cung cấp thông tin về các nền tảng số tham gia Chương trình.

b) Cho phép các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp SMEs đăng ký tham gia Chương trình; đăng ký sử dụng nền tảng số và đảm bảo việc xác thực thông tin của các doanh nghiệp tham gia.

c) Tư vấn, trao đổi, giải đáp thắc mắc trong quá trình chuyển đổi số.

d) Lưu trữ các thông tin, dữ liệu và dễ dàng tổng hợp, trích xuất các số liệu, dữ liệu, chỉ số liên quan đến hoạt động của Chương trình để phục vụ truy vấn thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất.

đ) Kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa Cổng thông tin điện tử của Chương trình với Cổng thông tin điện tử của các nền tảng số tham gia Chương trình.

e) Đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng cho Cổng thông tin điện tử của Chương trình.

3. Truyền thông, tuyên truyền

a) Xây dựng tài liệu, ấn phẩm truyền thông về Chương trình. Thường xuyên thông tin, truyền thông, tuyên truyền, quảng bá về các hoạt động và nội dung của Chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua mạng internet nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về chuyển đổi số và các hoạt động của Chương trình.

b) Cung cấp thông tin chính thống cho báo chí, truyền thông để tuyên truyền, quảng bá các hoạt động của Chương trình, các nền tảng số tham gia Chương trình, cũng như hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

c) Tổ chức các chiến dịch truyền thông cho các hoạt động của Chương trình qua các kênh truyền thông đại chúng cũng như qua các mạng xã hội.

d) Tổ chức đầu số nghiệp vụ của Chương trình để phục vụ việc nhắn tin về Chương trình đến những người là doanh nhân, người đại diện doanh nghiệp, người nắm giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp SMEs để vận động họ đăng ký tham gia Chương trình và sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình.

đ) Tổ chức khen thưởng, vinh danh các nền tảng số tham gia Chương trình hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp SMEs lựa chọn sử dụng; lựa chọn các doanh nghiệp SMEs điển hình có bước phát triển chuyển đổi số mạnh mẽ theo tháng, quý và năm để vinh danh và công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

e) Phối hợp và tăng cường kiểm soát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các thông tin xấu, độc hại sai sự thật về các nội dung của chương trình.

4. Triển khai các khóa tập huấn, đào tạo về chuyển đổi số cho doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

a) Tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về chuyển đổi số.

b) Đào tạo, tư vấn về chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.

c) Triển khai đầu số đường dây nóng, tổng đài trả lời tự động để tư vấn, giải đáp, hướng dẫn doanh nghiệp SMEs về các thông tin và đăng ký tham gia Chương trình, lựa chọn các nền tảng số; tư vấn, giải đáp các câu hỏi, xử lý vướng mắc, khó khăn cho các bên trong quá trình tham gia Chương trình.

d) Tập huấn, hướng dẫn về lựa chọn, đăng ký, triển khai và sử dụng các nền tảng số tham gia Chương trình; Tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo kỹ năng sử dụng và khai thác hiệu quả các nền tảng số.

đ) Tổ chức đào tạo chuyên sâu theo quy mô, giai đoạn, lĩnh vực chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs.

e) Tổ chức, hợp tác với các chuyên gia trong nước và quốc tế về chuyển đổi số nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho các doanh nghiệp SMEs.

g) Triển khai phòng lab với đầy đủ trang thiết bị phục vụ đánh giá các nền tảng số tham gia Chương trình cũng như sử dụng cho việc đào tạo, trải nghiệm nền tảng số cho các doanh nghiệp SMEs.

h) Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp SMEs sử dụng các nền tảng số tham gia Chương trình để chuyển đổi số.

5. Tổ chức hội thảo, hội nghị và phối hợp với các bộ, ban ngành, địa phương và các hiệp hội, các bên có liên quan để triển khai Chương trình

a) Hàng năm tổ chức 03 hội thảo khu vực Bắc, Trung, Nam về chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs.

b) Phối hợp với các bộ, tỉnh, các cơ quan, hiệp hội ngành nghề triển khai tổ chức các hội thảo, hội nghị về chuyn đi số cho các doanh nghiệp SMEs theo ngành, lĩnh vực, địa phương.

c) Hỗ trợ các nền tảng số tham gia Chương trình tổ chức các sự kiện, hội thảo giới thiệu, quảng bá về các giải pháp, nền tảng xuất sắc hỗ trợ cho các doanh nghiệp SMEs chuyển đổi số.

d) Tổ chức các chương trình phối hợp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với các bộ, tỉnh, các cơ quan, hiệp hội ngành nghề để hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp SMEs nói riêng trong các ngành, lĩnh vực, địa phương; giới thiệu và thúc đẩy các doanh nghiệp SMEs trong các ngành, lĩnh vực, địa phương đăng ký tham gia Chương trình và sử dụng các nn tảng số của Chương trình để thực hiện chuyển đổi số.

6. Xây dựng các tài liệu, công cụ, cơ sở dữ liệu hỗ trợ; tổ chức Mạng lưới chuyên gia tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs

a) Xây dựng tài liệu cẩm nang về chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs.

b) Khảo sát, thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số và các nền tảng số phục vụ nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp.

c) Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp và Bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp. Triển khai đánh giá và cấp chứng nhận mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

d) Tuyển chọn, đào tạo, cấp chứng nhận năng lực cho các chuyên gia tư vấn chuyển đổi số, hình thành Mạng lưới chuyên gia tư vấn chuyển đổi số.

đ) Xây dựng quy chế và điều phối hoạt động của Mạng lưới chuyên gia tư vấn chuyển đổi số.

e) Xây dựng nền tảng kết nối doanh nghiệp và mạng lưới chuyên gia tư vấn chuyển đổi số.

III. KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Chương trình

Kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định hiện hành.

2. Phân công nhiệm vụ

2.1. Cc Tin hhóa

a) Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; chủ trì triển khai các nhiệm vụ được nêu tại khoản 1; các điểm a, b, c, d, đ khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ khoản 3; khoản 4; khoản 5 và khoản 6 thuộc Mục II Quyết định này.

b) Định kỳ hàng năm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát; cho ý kiến về các nội dung chuyên môn thuộc Chương trình; tổng hợp thông tin, số liệu về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Lãnh đạo Bộ, đề xuất điều chỉnh nội dung của Chương trình nếu cần thiết.

c) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

2.2. Cục An toàn thông tin

a) Chủ trì triển khai các nhiệm vụ được nêu tại điểm e khoản 2; điểm e khoản 3 thuộc Mục II Quyết định này.

b) Đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng cho hệ thống Cổng thông tin điện tử và các hệ thống thông tin của Chương trình.

2.3. Cục Viễn thông

Chủ trì, phối hợp với Cục Tin học hóa triển khai nhiệm vụ được nêu tại điểm d khoản 3 thuộc Mục II Quyết định này.

2.4. Cục Báo chí; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

a) Chủ động yêu cầu, hướng dẫn các cơ quan truyền thông đại chúng phối hợp triển khai các nội dung về truyền thông, tuyên truyền nêu tại khoản 3 thuộc Mục II Quyết định này.

b) Phối hợp với Cục An toàn thông tin triển khai nhiệm vụ nêu tại điểm d khoản 3 Mục II Quyết định này.

2.5. Vụ Hợp tác quốc tế

a) Chủ trì vận động, tìm kiếm các nguồn tài trợ, viện trợ từ các tổ chức quốc tế để triển khai các hoạt động thuộc Chương trình.

b) Phối hợp với Cục Tin học hóa triển khai nhiệm vụ nêu tại điểm e khoản 4 Mục II Quyết định này.

2.6. Vụ Kế hoạch – Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Cục Tin học hóa để đăng ký, tìm nguồn vốn và trình phân bổ, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Chương trình.

2.7. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố

a) Chủ trì, phối hợp với Cục Tin học hóa triển khai các nội dung của Chương trình trên địa bàn tỉnh, thành phố; là đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức trên địa bàn để triển khai các nội dung của Chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số.

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có chính sách, bố trí nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong tỉnh, thành phố mình tham gia Chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, trong đó chú trọng các nhiệm vụ:

– Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs sử dụng các nền tảng số tham gia Chương trình để chuyển đổi số (điểm h khoản 4 Mục II);

– Đào tạo cho các doanh nghiệp về chuyển đổi số (các điểm a, b, đ khoản 4 Mục II);

– Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn về chuyển đổi số cho doanh nghiệp (điểm c khoản 5 Mục II);

– Tổ chức tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số cho doanh nghiệp, vận động các doanh nghiệp tham gia Chương trình, sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số (khoản 3 Mục II);

– Tổ chức triển khai hoạt động của mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số trên địa bàn (khoản 6 Mục II);

– Triển khai các hoạt động khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

2.8. Doanh nghiệp cung cấp nền tảng số tham gia chương trình

a) Phối hợp với Cục Tin học hóa để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình được nêu tại điểm c, d khoản 1; điểm a, c khoản 3; điểm a, b, d, đ, e khoản 4 thuộc Mục II Quyết định này.

b) Tham gia góp ý, phản biện cho các chủ trương, chính sách của Chương trình, bố trí kinh phí và huy động nguồn lực hỗ trợ cho việc triển khai các nhiệm vụ của Chương trình.

2.9. Các hội, hiệp hội, cơ quan, tổ chức liên quan đến doanh nghiệp

Khuyến khích các hội, hiệp hội, cơ quan, tổ chức phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai các hoạt động thuộc Chương trình và tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tham gia Chương trình, sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số./.

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục