Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Tội phạm rửa tiền theo quy định của pháp luật Việt Nam

Tội phạm rửa tiền theo quy định của pháp luật Việt Nam

Rửa tiền là gì? Quy định pháp luật và hình phạt đối với tội rừa tiền của pháp luật Việt Nam hiện nay ? Các hình thức rửa tiền qua ngân hàng như thế  nào? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây của LegalZone để hiểu hơn về tội phạm rửa tiền hiện nay:

Khái quát về hoạt động rửa tiền

Theo quan điểm của các nhà tội phạm học, “rửa tiền” là hoạt động mà bọn tội phạm tiến hành để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của những đồng tiền tội lỗi. Hoạt động rửa tiền là hành vi hợp thức hoá những khoản tiền thu được từ hoạt động tội phạm. Mục đích của hoạt động rửa tiền là tạo ra một khoảng cách xa nhất giữa tài sản bất hợp pháp và chủ sở hữu những tài sản đó. Hình thức biểu hiện lợi nhuận có được ban đầu thông thường là “ tiền”, nhưng sau các giai đoạn chuyển đổi để hợp pháp hoá “tiền” đã có các hình thức biểu hiện khác như: Ngân phiếu, thẻ tín dụng, bất động sản…

Nhìn chung các hình thức biểu hiện lợi nhuận của hoạt động rửa tiền bao gồm những lợi ích kinh tế của hoạt động rửa tiền mang lại được quy là “sản phẩm của tội phạm” (Theo Công ước Strasbong 1990 của Hội đồng Châu Âu)

Đối tượng hoạt động rửa tiền bao gồm những cá nhân và pháp nhân tham gia vào quá trình “rửa tiền” với mong muốn hợp pháp hoá tiền và tài sản có được từ hoạt động tội phạm và sử dụng tài sản đó. Chủ sở hữu những khoản tiền cần tẩy rửa bao gồm những cá nhân và tổ chức đã thực hiện các hành vi tội phạm về ma tuý, tài chính, tham nhũng, lừa đảo, mại dâm, buôn bán vũ khí…

>>>> Tham khảo thêm: Bảo vệ người tiêu dùng

Khái niệm “Rửa tiền”

Rửa tiền (tiếng Anh: money laundering) là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.

Phân tích tội rửa tiền 

Theo quy định tại Bộ luật hình sự thì Tội rửa tiền được quy định về hành vi phạm tội, khung hình phạt và các quy định khác liên quan đến quy trình rửa tiền, tác hại của rửa tiền và các hình thức rửa tiền qua ngân hàng, cụ thể như sau:

 Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

+   Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;

+   Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

+   Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

+   Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

+   Có tổ chức;

+   Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+   Phạm tội nhiều lần;

+   Có tính chất chuyên nghiệp;

+   Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

+   Tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn;

+   Thu lợi bất chính lớn;

+   Gây hậu quả nghiêm trọng;

+   Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

+   Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

+   Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

+   Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

“Hé lộ” ba công đoạn rửa tiền qua ngân hàng

Đưa tiền bất hợp pháp vào lưu chuyển trong hệ thống kinh tế tài chính; tích tụ và quay vòng các khoản tiền sau khi “sắp xếp” tiền thâm nhập vào hệ thống tài chính; Đầu tư hợp pháp, gọi tắt là “hoà nhập, là ba công đoạn rửa tiền qua ngân hàng phổ biến của bọn tội phạm hiện nay. Đây là những thủ đoạn rửa tiền tinh vi của bọn tội phạm trong hệ thống tài chính.

Cụ thể, các công đoạn rửa tiền qua ngân hàng được triển khai thực hiện chủ yếu như sau:

– Công đoạn 1:

Đưa tiền bất hợp pháp vào lưu chuyển trong hệ thống kinh tế tài chính, hay nói cách khác là gửi tiền. Đây là thao tác đầu tiên của hoạt động rửa tiền, nhằm chuyển đổi các khoản tiền do phạm tội mà có sang các hình thức hợp pháp khác và đưa vào các chu trình kinh tế tài chính.

Giai đoạn này được coi là khó khăn nhất đối với bọn tội phạm vì tiền và tài sản có được là bất hợp pháp và đang được cơ quan điều tra theo dõi. Hơn nữa, các cơ quan chức năng đặt ra các quy chế, quy định pháp luật để “bắt thóp” bọn tội phạm rửa tiền, ví dụ như quy định lượng tiền mặt được đưa qua biên giới, được phép thanh toán, các quy định về khai báo ngân hàng.

– Công đoạn 2:

Quá trình tích tụ và quay vòng các khoản tiền sau khi chúng đã thâm nhập hệ thống tài chính, hay nói cách khác khoản tiền đã chuyển dịch và sắp xếp. Trong công đoạn này, hàng nghìn thao tác nghiệp vụ được thực hiện làm cho đồng tiền chuyển dịch khắp nơi, quay vòng nhiều lần để xoá đi dấu vết tội phạm, cắt đứt một cách “giả tạo” mối liên hệ giữa tài sản và tổ chức tội phạm.

Quốc gia nào có hệ thống Luật Doanh nghiệp càng thông thoáng càng dễ bị lợi dụng thông qua việc thành lập công ty “ma”. Ở Việt Nam, tình trạng các tổ chức, doanh nghiệp lợi dụng thành lập doanh nghiệp “ma” chủ yếu để mua bán hóa đơn, còn phục vụ cho mục đích rửa tiền còn ít.

Các giao dịch tài chính tinh vi như tham gia vào thị trường tài chính thứ cấp gắn liền với việc sử dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến như internet banking cũng gây khó khăn cho hoạt động điều tra.

– Công đoạn 3:

Đầu tư hợp pháp. Ở công đoạn này, bọn tội phạm sử dụng tiền, tài sản đã được tẩy rửa để đầu tư một cách hợp pháp vào hoạt động sản xuất kinh doanh dưới các hình thức như vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, các khoản vay cá nhân, cổ phiếu, tín phiếu, bất động sản…

Việc đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ làm gia tăng giá trị đồng tiền phạm tội, trộn lẫn đồng tiền hợp pháp và bất hợp pháp, đây cũng là công đoạn khó khăn để có thể xác định hành vi cấu thành tội phạm.

Liên hệ LegalZone để được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc pháp lý bạn nhé!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục