Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Giãn tiến độ đầu tư

Giãn tiến độ đầu tư

Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, phải thực hiện đề xuất khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư. Các nhà đầu tư luôn băn khoăn sau khi xin xong và được phê duyệt dự án đầu tư, vì một số lý do cần kéo dài thời gian dự án đầu tư hơn nhưng thủ tục cần làm là gì? Làm với cơ quan nào cho đúng quy định của pháp luật. Legalzone thấu hiểu được những khó khăn trên, nên bài viết hôm nay sẽ tập trung phân tích ngắn gọn điều kiện và  thủ tục giãn tiến độ đầu tư theo quy định mới nhất năm 2020 về xin giãn tiến độ đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 như sau

Quy định về giãn tiến độ đầu tư

giãn tiến độ đầu tư là việc nhà đầu tư kéo dài thời hạn thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật từ sau khi dự án được quyết định đầu tư đến thời điểm hoàn thành dự án, đưa vào khai thác, sử dụng.

Quy định về giãn tiến độ đầu tư được quy định tại Điều 47 Luật Đầu tư 2014 như sau: 

Thứ nhất

Những trường hợp phải làm thủ tục giãn tiến độ đầu tư là những dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư

Thứ hai

Về thời gian giãn tiến độ đầu tư: Tổng thời gian được giãn tiến độ đầu tư là không quá 24 tháng, trường hợp có sự kiện bất khả kháng thì thời gian để khắc phục hậu quả của sự kiện bất khả kháng này không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư

Thứ ba

Thủ tục thực hiện giãn tiến độ đầu tư. Nhà đầu tư thuộc các trường hợp nêu trên nộp đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư, nội dung đề xuất giãn tiến độ gồm:

– Tình hình hoạt động của dự án đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ

– Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án

– Kế hoặc tiếp tục thực hiện dự án bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và dưa dự án vào hoạt động

– Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án.

Thứ tư

Cơ quan tiến hành thủ tục giãn tiến độ đầu tư là cơ quan đăng ký đầu tư.

Thứ năm

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận được đề xuất giãn tiến độ đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư.

Theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư 2014, việc giãn tiến độ đầu tư và thời gian giãn tiến độ thực hiện dự án như sau:

“Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư.

Nội dung đề xuất giãn tiến độ đầu tư:

 Tình hình hoạt động của dự án đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ;

Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án;

Kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án, bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và đưa dự án vào hoạt động;

Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án.

Tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng. Trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất, cơ quan đăng ký đầu tư có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư.”

Như vậy, việc giãn tiến độ đầu tư chỉ được thực hiện đối với những dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư khi nhà đầu tư giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư.

Theo quy định giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư thì đối với dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư và tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng.

Tuy nhiên, quy định nêu trên lại không được hướng dẫn chi tiết trong các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2014, dẫn tới việc áp dụng không thống nhất tại các địa phương.

Theo đó, nhiều cơ quan quản lý về đầu tư chỉ cho phép nhà đầu tư thực hiện 1 lần giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng; có nơi lại cho phép nhà đầu tư thực hiện 2 đến 3 lần (thậm chí nhiều hơn 3 lần) giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng.

Ngoài ra, việc áp dụng một mức tổng thời gian giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư cho tất cả các dự án đầu tư cũng gây bất lợi cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn.

Thực tế cho thấy công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… của nhiều dự án đầu tư quy mô lớn thường kéo dài, dẫn tới tiến độ thực hiện dự án đầu tư cũng bị chậm lại, không đúng với tiến độ thực hiện dự án mà các nhà đầu tư đã cam kết khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.

Hệ quả là nhiều nhà đầu tư dù chưa hoàn thành công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… đã phải xin gia hạn tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

Căn cứ thêm theo Khoản 4, Khoản 5, Điều 40 Luật Đầu tư 2014: 

Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính, tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư, thời hạn thực hiện, thay đổi nhà đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có),

cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Như vậy từ những căn cứ trên, theo Điều 46 Luật Đầu tư thì việc xem xét giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư không quá 24 tháng chỉ do cơ quan đăng ký đầu tư giải quyết, không yêu cầu làm thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên, theo Khoản 4, Khoản 5, Điều 40 Luật Đầu tư thì nội dung điều chỉnh thời gian thực hiện phải thực hiện điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. 

Trình tự thực hiện giãn tiến độ đầu tư được tóm tắt như sau:

Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Nhà đầu tư gửi văn bản đề xuất giãn tiến độ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, gồm các nội dung sau:

+ Tình hình hoạt động của dự án đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ;

+ Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án;

+ Kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án, bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và đưa dự án vào hoạt động;

+ Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án.

– Bước 2:

Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư

– Bước 3:

Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì thực hiện theo thủ tục tương ứng về điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư mà không thực hiện theo thủ tục này.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

Thành phần hồ sơ:

Văn bản đề xuất giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo Mẫu I.9 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015.

Số lượng hồ sơ:

– 01 bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất của nhà đầu tư.

Cơ quan thực hiện:

Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư (cá nhân và tổ chức).

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư (Khoản 4 Điều 46 Luật đầu tư) theo Mẫu II.7 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn bản đề xuất giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư (Khoản 1 Điều 46 Luật đầu tư) theo Mẫu I.9 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:

Nhà đầu tư (cá nhân và tổ chức) có dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư,  đề nghị giãn tiến độ đầu tư (tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có);

Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư) so với tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Trên đây là bài viết về một số quy định cũng như trình tự thực hiện khi nhà đầu tư muốn đăng ký giãn tiến độ thực hiện dự án. Việc giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư trong một số trường hợp theo nhu cầu của nhà đầu tư là hết sức quan trọng bên cạnh những chính sách ưu đãi đầu tư, pháp luật quy định rất chặt chẽ về vấn đề giãn tiến độ thực hiện dự án.

Hãy liên hệ với Legalzone để được tư vấn  và hỗ trợ

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  0989.919.161

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký