Tái phạm và tái phạm nguy hiểm
Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là một trong những tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đây là một trong những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội và có thể được xem xét như một tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết định khung tùy từng loại tội phạm cụ thể. Vậy tái phạm và tái phạm nguy hiểm là gì, giữa hai loại tái phạm này khác nhau như thế nào? Để hiểu rõ hơn những quy định pháp luật về tình tiết tăng nặng này Legalzone sẽ giới thiệu trong bài viết dưới đây:
Tái phạm là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Bộ luật hình sự 2015 , tái phạm có thể hiểu là một trong hai trường hợp sau đây:
– Trường hợp người này đã bị kết án, và chưa đủ điều kiện để được xóa án tích nhưng lại phạm tội mới và tội này được thực hiện do lỗi cố ý.
– Hoặc người này phạm tội do vô ý chứ không phải cố ý nhưng lại là tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy tái phạm tức là một người chưa được xóa án tích mà lặp lại hành vi phạm tội của mình do lỗi cố ý hoặc gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy để một người được coi là tái phạm nếu người đó có một trong những dấu hiệu sau:
+ Trước khi phạm tội mới đã bị kết án về một tội phạm khác trước đó nhưng chưa được xóa án tích.
+ Về yếu tố lỗi: Có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
+ Về mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội:
- Nếu là lỗi cố ý thì không yêu cầu mức độ nghiêm trọng.
- Nếu là lỗi vô ý thì phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Tái phạm nguy hiểm là gì?
Tái phạm nguy hiểm là tình tiết được quy định tại khoản 2 Điều 53 Bộ luật hình sự 2015, theo đó, tái phạm nguy hiểm được hiểu là:
+ Người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý trước đó, đến khi phạm tội mới vẫn chưa được xóa án tích mà tội mới này cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
+ Phạm tội do lỗi cố ý không cần biết ở mức độ nào nhưng trước đó người này đã có hành vi tái phạm một lần, nhiều lần mà chưa được xóa án tích.
Như vậy, một người sẽ được coi là tái phạm nguy hiểm nếu có hành vi sau:
+ Đã từng phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng trước đó, chưa được xóa án tích.
Đã từng có hành vi tái phạm trước đó, nhưng cũng chưa được xóa án tích.
Về yếu tố lỗi: Thực hiện dưới lỗi cố ý.
+ Về mức độ nghiêm trọng của tội mới phạm phải:
- Hành vi mới bị truy tố cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Nếu trước đó đã từng có hành vi tái phạm thì không yêu cầu mức độ nghiêm trọng của tội phạm.
Quy định của bộ luật hình sự về tái phạm, tái phạm nguy hiểm
tái phạm và tái phạm nguy hiểm là một trong những tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm h Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015.
Đối với một số tội quy định tái phạm có thể là tình tiết định khung của tội phạm, còn đối với những tội danh không quy định tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung thì đây có thể được coi là tình tiết tăng nặng để xác định mức phạt cụ thể.
Do tái phạm và tái phạm nguy hiểm là tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, quyết định cùng một hành vi mà người này có thể có mức phạt khác với người kia.
Ở một số tội phạm, tái phạm, hoặc tái phạm nguy hiểm được coi là một tình tiết định khung, hay còn có thể hiểu như là tình tiết cấu thành tội phạm,
ví dụ như là ở điểm h khoản 2 Điều 168. Tội cướp tài sản; điểm g khoản 2 Điều 173. Tội trộm cắp tài sản; điểm d, khoản 2 Điều 174.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản… hoặc rất nhiều những tội danh khác quy định trong Bộ luật hình sự có quy định tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung hình phạt.
Khi tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm đã là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt nữa.
Đối với việc áp dụng tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì khi hành vi đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì dù có áp dụng bao nhiêu tình tiết tăng nặng cũng không làm người phạm tội phải chịu tội danh nặng hơn
hay định khung hình phạt nặng hơn hành vi tội phạm mà người đó đã thực hiện, tức là Tòa án chỉ được phép tăng mức phạt trong cùng một khung hình phạt.
Việc áp dụng tình tiết tái phạm và tái phạm nguy hiểm khi quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội là một biện pháp mang tính răn đe, cảnh cáo người phạm tội khi có hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định hành vi như nào là tái phạm, hay tái phạm nguy hiểm vẫn còn gặp nhiều khó khăn và gây nhiều tranh cãi trong dư luận, do quy định của điều luật về hai tình tiết này vẫn chưa thực sự rõ ràng, cụ thể, dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa có sự thống nhất, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Chính vì vậy khi áp dụng luật cần phải cân nhắc kỹ càng để tránh những tình huống sai lầm đáng tiếc diễn ra.
Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề tái phạm và tái phạm nguy hiểm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 088.888.9366
Email: [email protected]
Website: https://legalzone.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng