Luật Hôn nhân và gia đình

Tài sản riêng của vợ hoặc chồng có phải phân chia khi ly hôn không

Trên thực tế, các tranh chấp liên quan đến xác định và phân chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn là một trong những tranh chấp phổ biến và khó khăn giải quyết trong quá trình giải quyết ly hôn. Vậy khi ly hôn, các tài sản chung và riêng được xác định như thế nào? tài sản chung khi ly hôn được phân chia theo nguyên tắc như thế nào? Các tài sản riêng của vợ hoặc chồng có phải phân chia khi ly hôn không? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề chia tài sản khi ly hôn, Legalzone gửi đến bạn đọc một số thông tin giải đáp trong bài viết tham khảo dưới đây:

Tài sản riêng của vợ hoặc chồng có phải chia khi ly hôn không?

Câu hỏi

Chào luật sư, Xin hỏi luật sư trường hợp gia đình tôi như sau: Nhà của mẹ tôi khi xây thì do tôi đứng tên, chồng tôi không có tên trong hộ khẩu nhà tôi.

Vậy nếu ly hôn anh chồng tôi có được chia nhà đất đó hay không? Cảm ơn luật sư!

Trả lời

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến Legalzone, trường hợp bạn hỏi chúng tôi tư vấn như sau:

Trước hết, căn cứ vào quy định pháp luật về Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn. Cụ thể, là tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận;

nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó;

nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị;

 bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Đồng thời theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tài sản riêng của vợ chồng:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

  1. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

 Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Điều 33, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân,

 trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, Pháp luật có quy định cụ thể tại Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

  1. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này;

nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.”

Như vậy, đối với trường hợp của chị do căn nhà là do mẹ chị cho tiền để xây và đang đứng tên chị sở hữu và do chị không nói rõ là nó được xây trước hay sau khi vợ chồng chị kết hôn.

Nếu có trước khi vợ chồng chị kết hôn thì ngôi nhà đó sẽ đương nhiên là tài sản riêng của chị trên cơ sở pháp lý nên đối với câu hỏi: tài sản riêng của vợ hoặc chồng có phải phân chia khi ly hôn không, chúng tôi tư vấn như sau:

khi ly hôn chồng chị không có quyền đòi chia ngôi nhà đó với chị. Còn nếu nó được xây sau khi vợ chồng chị kết hôn thì vì trên giấy tờ sở hữu nhà do chị đứng tên nên chị cần chứng minh đó là tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì chồng chị cũng không có quyền đòi hỏi quyền lợi đối với ngôi nhà này.

Tuy nhiên, chị cũng cần chú ý theo Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định việc giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên, như sau: 

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Vậy nên, còn căn cứ vào công sức đóng góp của chồng chị vào việc tu sửa, nâng cấp ngôi nhà đó thì khi ly hôn chịcó thể phải thanh toán giá trị nhà đã xây dựng mới, nâng cấp cho chồng chị.

Chia tài sản được tặng cho riêng trước khi ly hôn quy định thế nào?

Nội dung câu hỏi

Tôi có hai anh em,bố tôi có cho tôi và em tôi một mảnh đất trước khi có vợ tuy nhiên lúc đó chưa có sổ đỏ.

Sau khi tôi và em có gia đình thì làm 2 nhà trên lô đất trên và mới làm sổ đỏ nhưng chỉ có một sổ bây giờ tôi và vợ tôi ly hôn thi chia tài sản như thế nào là hợp lý đất mà bố tôi cho trước đây có bị chia không? 

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Legalzone, về vấn đề tài sản riêng của vợ hoặc chồng có phải phân chia khi ly hôn không này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề tặng cho quyền sử dụng đất:

Trước hết, mảnh đất mà bố của bạn cho hai anh em bạn trước khi có vợ và thời điểm đó chưa có sổ đỏ.

Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định về tài sản riêng của vợ chồng (đã trích dẫn tại phần tư vấn thứ 1)

Theo đó, căn cứ vào quy định này nếu như mảnh đất mà bố của bạn cho hai anh em bạn  trước khi kết hôn sẽ là tài sản riêng của hai anh em bạn, trường hợp này mảnh đất sẽ không được dùng để chia khi ly hôn.

Tuy nhiên,  theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng (đã được trích dẫn tại phần tư vấn thứ 1)

Căn cứ vào quy định này, tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhận hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

Bên cạnh đó, cũng theo quy định này thì quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp là vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Theo như bạn đã trình bày ở trên là tại thời điểm bố bạn cho hai anh em bạn mảnh đất đó là chưa có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), sau đó hai anh em bạn kết hôn rồi và làm 2 ngôi nhà trên mảnh đất này thì bạn mới làm sổ đỏ và chỉ được cấp 1 quyển.

 Do đó, hiện tại bạn sẽ phải căn cứ vào sổ đỏ xem trong đó ghi chủ thể có quyền sử dụng mảnh đất này là ai? Là hai anh em bạn hay 2 vợ chồng bạn. Đối với vấn đề của bạn, do bạn trình bày chưa rõ nên chúng tôi chia ra làm hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nếu trong sổ đỏ ghi người có quyền sử dụng đất ở đây là hai anh em bạn thì tài sản là mảnh đất mà bố bạn cho trước đây sẽ không được đem chia khi bạn ly hôn với vợ.

Bởi lẽ, đây là mảnh đất được bố tặng cho hai anh em bạn trước khi hai anh em bạn kết hôn, chính vì vậy khi căn cứ vào quy định tại điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì đây là tài sản riêng của hai anh em bạn.

Tuy nhiên, mảnh đất này không được chia nhưng ngôi nhà của bạn làm trên mảnh đất đó sau khi kết hôn có thể vẫn sẽ được chia, nếu như vợ bạn chứng minh được rằng mình có công sức đóng góp vào việc xây dựng ngôi nhà.

Bởi vì căn cứ theo quy định tại Điều 33 quy định về tài sản chung của vợ chồng mà chúng tôi đã đưa ra ở trên đó là tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động,… thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, vì vậy ngôi nhà của bạn trên mảnh đất đó được xây dựng sau khi kết hôn được xác định là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, nên đây là tài sản chung của vợ chồng.  

Do đó, khi bạn ly hôn với vợ sẽ không phải chia phần tài sản là mảnh đất này cho vợ của bạn, về vấn đề ngôi nhà của bạn thì khi ly hôn vẫn phải chia cho vợ

Trường hợp 2: Nếu trong sổ đỏ ghi tên người có quyền sử dụng mảnh đất ở đây là của hai vợ chồng bạn thì bạn sẽ phải chứng minh được đây là tài sản hai anh em được tặng cho riêng.

Trong trường hợp này, nếu bạn chứng minh được thì tài sản là mảnh đất này sẽ không được xác định để chia tài sản khi ly hôn, trừ trường hợp bạn đã thỏa thuận sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng. Về vấn đề ngôi nhà sẽ được giải quyết như trường hợp 1. 

Thứ hai, việc chia tài sản chung khi ly hôn căn cứ vào Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (đã trích dẫn tại phần tư vấn 1).

Thì: Vợ chồng khi ly hôn có thể thỏa thuận về chia tài sản, nếu không thỏa thuận được và có yêu cầu thì Tòa án sẽ căn cứ vào Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 để giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng vẫn thuộc sở hữu của người đó,

tài sản chung được chia đôi nhưng có căn cứ đến các yêu tố như hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, lỗi của mỗi bên trong vi phạm nghĩa vụ vợ, chồng,…

Trên đây là một số ý kiến tư vấn tham khảo về vấn đề tài sản riêng của vợ hoặc chồng có phải phân chia khi ly hôn không, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd