Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Thủ tục đổi dân tộc trong giấy khai sinh

Thủ tục đổi dân tộc trong giấy khai sinh

Chuyên mục: Luật dân sự
Thủ tục đổi dân tộc trong giấy khai sinh

Xác định lại dân tộc là một quyền nhân thân cơ bản của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Xác định lại dân tộc xảy ra trong hai trường hợp là có cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau hoặc người đó đã từng xác định dân tộc theo dân tộc của cha mẹ nuôi mà tìm lại được cha mẹ đẻ và có nguyện vọng thay đổi dân tộc theo dân tộc của cha mẹ đẻ. Trong bài viết này Legalzone giới thiệu chủ đề thủ tục đổi dân tộc trong giấy khai sinh mời bạn đọc cùng tham khảo

Quy định của pháp luật về quyền xác định lại dân tộc

Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền xác định lại dân tộc:

“1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

2…

  1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

 

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

 

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

 

Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.

 

…”

Như vậy, theo quy định trên thì điều kiện để được xác định lại dân tộc cho một người là người đó phải có cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau và đã từng xác định dân tộc lần đầu theo dân tộc của cha đẻ (hoặc mẹ đẻ)

hoặc người đó đã từng xác định dân tộc theo dân tộc của cha mẹ nuôi mà bây giờ tìm lại được cha mẹ đẻ và có nguyện vọng thay đổi dân tộc theo dân tộc của cha mẹ đẻ.

Nếu là người xác định dân tộc là người đã thành niên, thì người đó có quyền trực tiếp yêu cầu xác định lại dân tộc. Nếu là người chưa thành niên thì việc xác định lại dân tộc được thực hiện theo yêu cầu thống nhất của cha đẻ và mẹ đẻ hoặc của người giám hộ.

Tuy nhiên, nếu đó là người chưa thành niên nhưng đã đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc xác định lại dân tộc còn phải được sự đồng ý của chính người đó.

Thủ tục xác định lại dân tộc

Thủ tục đổi dân tộc trong giấy khai sinh tại Khoản 1 Điều 47 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:

 

“1. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật này.

 

Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật này.”

 

Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch

 

“1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan,

công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

 

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

 

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

 

Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

 

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”

Hồ sơ đăng ký lại dân tộc

– Tờ khai theo mẫu và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch;

 

– Giấy tờ chứng minh dân tộc của bản thân và cha mẹ.

 

Thẩm quyền đăng ký lại dân tộc

“Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.”

 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc thay đổi dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch,

cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộc tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề thủ tục đổi dân tộc trong giấy khai sinh hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và tham khảo

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  0989.919.161

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký