Đăng ký kinh doanh hộ gia đình là một loại hình kinh doanh phổ biến với các hộ gia đình hiện nay. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm nhiệt tình tư vấn chuyên nghiệp về các thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể, Legalzone sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý về thủ tục làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình mà khách hàng quan tâm.
Nội dung chính bài viết
Thủ tục làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
Thông tư 92/2015//TT-BTC
Nội dung
Hộ kinh doanh là gì ?
Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.”.
Về đặt tên cho hộ kinh doanh quy định như thế nào?
Trong thủ tục làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình, việc đặt tên hộ kinh doanh được quy định như sau:
- a) Loại hình “Hộ kinh doanh”;
- b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
Một số lưu ý khi đặt tên cho hộ kinh doanh
– Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
– Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
– Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
Đăng ký địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh ở đâu trong ?
Trong thủ tục làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình, việc đăng ký địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh được quy định như sau:
Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động
– Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch.
– Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh không kinh doanh buôn chuyến, lưu động
– Đăng ký kinh doanh tại nơi đặt trụ sở kinh doanh tức nơi hộ kinh doanh thuê để sản xuất, kinh doanh.
– Đến khi hộ kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh thuê ở nơi khác thì phải đăng ký thay đổi địa điểm kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
Hộ kinh doanh được kinh doanh những ngành nghề nào?
Trong thủ tục làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình, những ngành nghề được phép kinh doanh của hộ kinh doanh được quy định như sau:
– Thông tin về ngành, nghề kinh doanh được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
– Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
– Trường hợp hộ kinh doanh ngành nghề có điều kiện mà không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục làm giấy phép kinh doanh hộ kinh doanh
Khác với trình tự thủ tục thành lập công ty, trình tự thủ tục làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình gồm:
Số lượng hồ sơ
Hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh hoặc đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
– Danh sách cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh.
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
– Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
– Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
– Trường hợp thuê, mượn địa điểm kinh doanh thì xuất trình thêm Giấy thoả thuận thuê, mượn hoặc hợp đồng thuê, mượn mặt bằng kinh doanh đã được công chứng hoặc chứng thực.
– Trường hợp giấy thỏa thuận thuê, mượn hoặc hợp đồng thuê, mượn mặt bằng không công chứng hoặc chứng thực thì xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất của bên cho thuê, mượn mặt bằng.
Trình tự đăng ký hộ kinh doanh
Bước 1:
Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.
Bước 2:
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc văn phòng UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và chuyển sang Bộ phận đăng ký kinh doanh thuộc Phòng Tài chính kế hoạch.
Bước 3:
Chuyên viên theo dõi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu thuộc ngành nghề cần kiểm tra theo qui định). Yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hợp lệ.
Bước 4:
Chuyên viên xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo phòng ký chuyển lãnh đạo UBND cấp huyện ký và chuyển Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả để trả cho hộ kinh doanh.
Thời hạn:
3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
– Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Đăng ký thuế và cách tính thuế đối với hộ kinh doanh
Thuế môn bài áp dụng với hộ kinh doanh:
Tùy từng địa phương cán bộ thuế sẽ tới tận nơi để thực hiện để thực hiện đăng ký thuế. Chuẩn bị 2 bản sao hộ kinh doanh + CMND của chủ hộ kinh doanh.
Ngày 6/12/2012, Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 4367/TCT-CS về việc thu thuế môn bài năm 2013. Theo đó, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh tiếp tục thực hiện bậc thuế môn bài đã xác định khi lập bộ thuế môn bài năm 2012 để thu thuế môn bài năm 2013.
Tùy theo thu nhập hàng tháng của hộ kinh doanh mà có mức thuế môn bài phải nộp tương ứng như sau:
BẬC THUẾ |
Thu nhập 1 tháng |
Mức thuế cả năm |
1 |
Trên 1.500.000 |
1.000.000 |
2 |
Trên 1.000.000 đến 1.500.000 |
750.000 |
3 |
Trên 750.000 đến 1.000.000 |
500.000 |
4 |
Trên 500.000 đến 750.000 |
300.000 |
5 |
Trên 300.000 đến 500.000 |
100.000 |
6 |
Bằng hoặc thấp hơn 300.000 |
50.000 |
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) áp dụng với hộ kinh doanh:
Căn cứ Luật thuế GTGT sửa đổi 2013 quy định thuế GTGT. Theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề để nộp thuế theo tỷ lệ:
– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Công thức tính
Số thuế GTGT phải nộp |
= |
Tỷ lệ % |
x |
Doanh thu |
* Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (Theo khoản 25- điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) áp dụng với hộ kinh doanh:
Theo khoản 2, điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC
“2. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
a) Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.
a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.
b.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
c) Xác định số thuế phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp |
= |
Doanh thu tính thuế GTGT |
x |
Tỷ lệ thuế GTGT |
Số thuế TNCN phải nộp |
= |
Doanh thu tính thuế TNCN |
x |
Tỷ lệ thuế TNCN |
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.