Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Tệp tin Chỉnh sửa Xem Chèn Định dạng Các công cụ Bảng Tiêu đề 3 

Tại Việt Nam, ta có thể dễ dàng bắt gặp các hộ kinh doanh vừa và nhỏ như: cửa hàng tạp hóa, các quán cafe hay các quán ăn nhỏ…trên các con đường. Và đây là một phận không nhỏ hằng ngày tham gia kinh doanh. Những cơ sở này chưa đủ quy mô, các điều kiện cơ sở vật chất để thành lập công ty và chúng hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể – hộ gia đình. Với hình thức này sẽ mang lại nhiều lợi thế và phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Legalzone sẽ hướng dẫn bạn các bước để thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh mới nhất theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh được quy định như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh

Thông tư 92/2015//TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh…

Công văn 17526/BTC-TCT năm 2014, Luật sửa đổi các Luật về thuế 

Nội dung

Hộ kinh doanh

Đối tượng hộ kinh doanh được quy định tại Điều 49, Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Trường hợp không làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh:

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

Trường hợp phải làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh:

Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.

Do đó việc làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh là rất cần thiết.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh:

Khác với hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hồ sơ thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

– Bản sao Giấy CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Trường hợp ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, ngoài các giấy tờ nêu trên phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Trường hợp ngành, nghề phải có vốn pháp định, ngoài các giấy tờ nêu trên còn phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

 Số lượng:

01 bộ

Thẩm quyền:

Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh

Trình tự và thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Bước 1:  

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

– Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

– Ngành, nghề kinh doanh;

– Số vốn kinh doanh;

– Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

– Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

– Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định pháp luật và phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

– Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định của pháp luật và phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Bước 2:

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Bước 3:

Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Bước 4:

Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật cấp tỉnh..”

Các loại thuế, phí phải nộp

Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh

100.000 đồng/lần. (Căn cứ Thông tư 176/2012/TT-BTC)

Thuế môn bài

Tùy theo thu nhập hàng tháng của hộ kinh doanh mà có mức thuế môn bài phải nộp tương ứng

Bậc thuế

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000

50.000

 

Thuế GTGT

Theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề để nộp thuế theo tỷ lệ:

– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế TNCN.

Trường hợp còn lại, cá nhân kinh doanh nộp thuế dựa trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành, nghề sản xuất kinh doanh (theo phương pháp khoán):

  + Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%

  + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%.

    Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%.

  + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.

  + Hoạt động kinh doanh khác: 1%.

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục thành lập hộ kinh doanh. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

              https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd




Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục