Tính án phí ly hôn đơn phương
Một trong những vấn đề mà khách hàng quan tâm nhất khi ly hôn mà không được sự chấp thuận của người còn lại thì từ đó thường có suy nghĩ Cách tính án phí ly hôn đơn phương là bao nhiêu tiền ?
Thời gian thực hiện thủ tục ly hôn mất bao lâu?Thủ tục ly hôn thực hiện như thế nào?
Trong bài viết này Legalzone gửi đến bạn đọc bài viết với chủ đề Cách tính án phí ly hôn đơn phương mời bạn đọc tham khảo:
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
- Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015
Ly hôn đơn phương
Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên.
Luật hôn nhân gia đình được định nghĩa cụ thể như sau:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1.Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ,chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền,
nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Theo quy định trên thì nếu muốn ly hôn đơn phương thì bạn phải đưa ra được cơ sở chứng minh:
- Đối phương đã vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng hoặc
- Có căn cứ chứng minh đối phương có hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của bạn.
Mức án phí ly hôn đơn phương mới nhất
Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn.
Việc này không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;”
Cách tính án phí ly hôn đơn phương
Căn cứ theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:
Về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì mức án phí ly hôn thuận tình được quy định:
– Án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng (nếu không tranh chấp về tài sản);
– Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:
- Tài sản từ 06 triệu đồng trở xuống: Án phí là 300.000 đồng;
- Tài sản trên 06 triệu đồng đến 400 triệu đồng:
Án phí là 5% giá trị tài sản;
- Tài sản trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng:
Án phí là 36 triệu đồng + 3% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng;
- Tài sản trên 02 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng:
Án phí là 72 triệu đồng + 2% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng;
- Tài sản trên 04 tỷ đồng:
Án phí là 112 triệu đồng + 0,01% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 04 tỷ đồng.
Ai phải chịu án phí ly hôn đơn phương?
Án phí ly hôn là số tiền đương sự phải nộp ngân sách nhà nước khi vụ án dân sự được Tòa án giải quyết.
Án phí là bao nhiêu tùy thuộc vào loại án dân sự.
Theo khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Trường hợp cả hai thuận tình ly
hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.”
Khác với những vụ án dân sự khác, đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận,
Trừ trường hợp được miễn hoặc không chịu án phí sơ thẩm.
Trường hợp ly hôn đơn phương, nguyên đơn là người phải nộp án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án có chấp nhận yêu cầu hay không.
Trong trường hợp nào án phí ly hôn đơn phương được giảm?
Cách tính án phí ly hôn đơn phương
Theo quy định tại Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có quy định:
Về trường hợp giảm án phí như sau:
- Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp án phí có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được giảm 50% mức án phí
- Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp; mà bên chịu toàn bộ án phí
- hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được giảm tiền án phí thì Tòa án chỉ giảm 50% đối với phần án phí mà người đó phải chịu .
- Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được giảm.”
Trong đó, sự kiện bất khả kháng theo khoản 1 được quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015.
Đây là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc
phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Ngoài ra, nếu muốn giảm án phí thì bạn phải nộp đơn kèm theo các chứng cứ, tài liệu chứng minh bản thân đủ điều kiện được giảm án phí.
Đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án phải có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
- Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.”
Thủ tục xin ly hôn trong trường hợp ly hôn đơn phương
Thành phần hồ sơ xin ly hôn
Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu);
- Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy xác nhận cư trú của bị đơn (bản chính);
- Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ liên quan đến tài sản chung, nợ chung (bản sao có chứng thực); Các giấy tờ có liên quan khác.
Thủ tục xin ly hôn đơn phương
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Nơi nộp hồ sơ: TAND quận/huyện nơi cư trú.
- Cách nộp hồ sơ:
Người có nhu cầu ly hôn đơn phương có thể nộp hồ sơ trực tiếp, nộp qua bưu điện đến Tòa án nhân dân huyện có thẩm quyền.
Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí để thụ lý vụ việc ly hôn
Cách tính án phí ly hôn đơn phương
- Tòa nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Tòa kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
- Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện. Sau đó nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 3: Tham gia lấy lời khai, hòa giải, phiên họp công khai và nhận kết quả
Trên đây là bài viết với chủ đề Cách tính án phí ly hôn đơn phương. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng