Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự, Luật hình sự, Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự, Tư vấn luật Hình sự

TỔNG HỢP CÁC HÌNH THỨC LỪA ĐẢO MỚI

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có thể là “Con mồi”cho những thủ đoạn lừa đảo tinh vi. Và nếu không đủ “tỉnh táo” các bạn có thể bị mất tiền, rất nhiều tiền mà không thể làm gì được chúng. Đừng lo, đã có Legalzone. Trong bài viết này chúng tôi gửi đến bạn đọc “TỔNG HỢP CÁC HÌNH THỨC LỪA ĐẢO MỚI”- trước khi bạn cần giúp đỡ, hãy tự bảo vệ mình:

Tổng hợp các hình thức lừa đảo mới

Tổng hợp các hình thức lừa đảo mới

Tổng hợp các hình thức lừa đảo mới phổ biến hiện nay

Đề nghị làm nhà phân phối

Quảng cáo mời làm nhà phân phối mặt hàng của công ty. Sau khi ký hợp đồng đặt cọc với các điều khoản như mơ, bên mua đặt cọc số tiền X nhưng bên bán chỉ chuyển cho số hàng bằng 1/5 giá trị đặt cọc và không liên lạc lại hoặc liên lạc ít. Hàng giao tới bên mua thường không có giá trị hoặc cũ hỏng

Note: Số tiền thường dưới 100 triệu đồng khó khởi kiện dân sự. Loại bỏ yếu tố hình sự vì đã giao hàng. Bên mua thường phải bỏ qua vì khó đòi mà cũng không trình báo để điều tra truy tố được.

Phương án: Phát hiện các yếu tố lừa đảo nêu trên liên hệ https://legalzone.vn/ trước khi chuyển tiền để được tư vấn MIỄN PHÍ.  Hoặc nếu đã bị lừa hãy liên kết với những người bị lừa trước và đòi lại tiền theo hệ thống.

Mạo danh các nhà mạng, cơ quan nhà nước

Các đối tượng lừa đảo thông qua những thông tin của nạn nhân chia sẻ trên mạng xã hội đã giả mạo thành nhân viên các nhà mạng VNPT, FPT,… hoặc giả mạo cán bộ Công an, Viện kiểm sát để gọi điện thoại lừa nạn nhân chuyển cho chúng một số tiền nhất định.

Hack tài khoản mạng xã hội để lừa đảo

Các đối tượng lừa đảo sau khi chiếm được tài khoản mạng xã hội của một người nào đó, sẽ dùng tài khoản đó để nhắn tin đến bạn bè, người thân của người đó để nhờ mua card điện thoại. Nhiều người vì tin đó là bạn bè, người thân mình thật nên đã mua card gửi cho các tài khoản này và đã bị mất rất nhiều tiền.

Ứng dụng lừa đảo

Các bạn chắc chắn đều biết đến những ứng dụng trên mạng xã hội như Ai hay theo dõi bạn?, Ai là bạn thân nhất của bạn?,…

Thực tế không phải ứng dụng nào cũng là ứng dụng lừa đảo, tuy nhiên nếu đúng là ứng dụng lừa đảo thì nạn nhân cũng không thể biết được. Sau khi nạn nhân gặp phải ứng dụng lừa đảo, các thông tin cá nhân sẽ bị đánh cắp, bao gồm cả những thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng, hình ảnh cá nhân,… và có thể còn bị chiếm tài khoản mạng xã hội để thực hiện các hành vi lừa đảo khác.

Link clip, hình ảnh nóng

Dạng lừa đảo này thường xuất hiện dưới dạng comment kèm theo link dưới các bài viết trong các group. Nạn nhân vì tò mò mà bấm vào, dẫn đến bị chiếm đoạt tài khoản facebook và thông tin cá nhân.

Chưa kể đường link đó còn kèm theo yêu cầu cài đặt phần mềm như Flash Player mà nếu nạn nhân cài vào máy thì sẽ bị kiểm soát cả máy tính, mất các thông tin, tài liệu quan trọng lưu trữ trong máy tính.

Tặng quà từ nước ngoài

Đánh vào tâm lý sính ngoại của nạn nhân, đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo người nước ngoài, sau khi nói chuyện một thời gian sẽ đề nghị được tặng nạn nhân một món quà, nhưng để nhận được món quà đó thì nạn nhân phải chi một khoản tiền để thanh toán phí hải quan và phí vận chuyển.

Món quà thường được nói là có giá trị lớn để mức phí hải quan cao, khiến nạn nhân không nghi ngờ mà chuyển một số tiền lớn cho đối tượng lừa đảo. Sau khi được chuyển tiền thì các đối tượng sẽ chặn tài khoản nạn nhân và tiếp tục lừa đảo đối tượng khác.

Thông báo của ngân hàng

Kẻ lừa đảo mạo danh là nhân viên ngân hàng và yêu cầu nạn nhân cung cấp mã OTP nhằm chuyển các khoản tiền trong tài khoản của bạn đi sang tài khoản khác. Các thủ đoạn thường dùng: Thông báo bị mất tiền trong tài khoản, thông báo nạn nhân là kẻ lừa đảo…

Chú ý: Ngân hàng không bao giờ yêu cầu các bạn cung cấp mã OTP, bạn cần đổi ngay mật khẩu hoặc liên hệ ngân hàng khoá tài khoản, Thông tin của bạn đã bị lộ.

CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI LỪA ĐẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Những hành vi lừa đảo đều mang dấu hiệu tội phạm khiến cho nhiều người lâm vào cảnh “tiền mất, tật mang”. Vì vậy, cần phải xử lý thật nghiêm khắc để răn đe. Theo mình thấy thì hành vi lừa đảo có thể bị xử lý bằng chế tài hành chính hoặc hình sự như sau:

  1. Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013:

“Điều 74. Vi phạm quy định về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Trộm cắp, sử dụng trái phép thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt, gây thiệt hại tài sản;
  3. b) Lừa đảo qua các phương tiện giao tiếp trực tuyến trên mạng Internet, mạng viễn thông nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân.
  4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  5. a) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
  6. b) Thiết lập hệ thống, cung cấp dịch vụ chuyển cuộc gọi quốc tế thành cuộc gọi trong nước phục vụ cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
  7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân.[…]”
  8. Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;[…]”

Tự bảo vệ

Không chỉ dựa trông chờ vào việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền mà bản thân mỗi người cũng cần tự bảo vệ bằng cách hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng. Tốt nhất là sau này không chơi mấy cái ứng dụng trên mạng xã hội nữa. Không giao dịch trên mạng xã hội với những nguồn không an toàn. Và điều tiên quyết là không được tin bất kỳ ai trên mạng xã hội, kể cả bạn bè, người thân.

Mạo danh cán bộ trong các cơ quan tư pháp như: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân, nói rằng họ bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến vụ án đang giải quyết và yêu cầu người dân chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp để điều tra.

Thủ đoạn này khiến người dân lo sợ và chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp. Giả mạo thư điện tử chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng như: Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế,… có đính kèm file tài liệu gắn mã độc để lấy cắp thông tin cá nhân. Nội dung thư yêu cầu bị hại tải tệp tin đính kèm hoặc các liên kết trong thư điện tử để xem nội dung chi tiết.

Khi bị hại mở tệp tin, truy cập vào các liên kết hoặc tải ứng dụng theo đường link, virus/mã độc sẽ ngay lập tức được tải tự động và cài đặt trên thiết bị cá nhân của bị hại và đánh cắp thông tin cá nhân để thực hiện các giao dịch chiếm đoạt tài sản sau đó. Các đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online để rao bán các mặt hàng thiết yếu, đang khan hiếm như: khẩu trang y tế, nước rửa tay y tế, đồ bảo hộ,… phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; yêu cầu người mua hàng chuyển khoản trước tiền đặt cọc.

Sau khi nhận được tiền đặt cọc hay tiền chuyển khoản trước để đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng, sau đó khóa trang mạng của mình, bỏ số điện thoại liên lạc để xóa dấu vết và chiếm đoạt số tiền đã chuyển để mua hàng của nạn nhân. Các đối tượng cài mã độc lên các website quyên góp từ thiện liên quan đến dịch Covid-19, khi người dân truy cập các website này sẽ bị nhiễm mã độc, bị lấy cắp thông tin cá nhân như số điện thoại, thông tin và mật khẩu các tài khoản thư điện tử, mạng xã hội, thông tin và mật khẩu tài khoản ngân hàng,…

Các đối tượng sẽ sử dụng những thông tin thu được để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Các đối tượng mạo danh các cơ quan chức năng phòng, chống dịch gọi điện lấy lý do hướng dẫn nạn nhân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, qua đó lừa nạn nhân cung cấp thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử để đánh cắp thông tin và thực hiện giao dịch lấy cắp tiền trên tài khoản.

Để chủ động phòng tránh các hoạt động lừa đảo qua không gian mạng, cơ quan Công an đề nghị nhân dân đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại; không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa biết rõ nhân thân và lai lịch của người đó.

Người dân khi mua hàng qua mạng, cần sàng lọc, kiểm tra kỹ thông tin quảng cáo, rao bán về hàng hóa, danh tính người bán hàng, lựa chọn địa chỉ uy tín, hình thức thanh toán minh bạch.

Người dân không nên chuyển tiền đặt cọc mua hàng khi không rõ thông tin, danh tính, địa chỉ người bán. Để tránh rủi ro, người mua cần trực tiếp đến cửa hàng hoặc địa chỉ người bán, kiểm tra hàng hóa trước khi mua. Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội. Thường xuyên thay đổi và đảm bảo độ mạnh của mật khẩu (kết hợp chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt).

Không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Không cung cấp các thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của mình cho các đối tượng mà mình không quen biết. Thận trọng rà soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Đồng thời có biện pháp bảo vệ các tài khoản ngân hàng, tài khoản cá nhân để tránh bị các đối tượng lợi dụng, chiếm đoạt.

Thận trọng khi nhận các thư điện tử. Kiểm tra kỹ địa chỉ thư điện tử nhận được xem có đúng là thư điện tử của người mình quen biết gửi đến hay không. Không nhấp vào liên kết hoặc mở tệp đính kèm trong thư điện tử mà không muốn nhận hoặc đến từ người gửi không xác định. Chỉ mở thư điện tử hoặc tải xuống phần mềm/ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy.

Không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân có liên quan như: căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc thẻ ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản của ngân hàng cho người không quen biết.

Trên đây là tổng hợp các hình thức lừa đảo mới.

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản hãy liên hệ với chúng tôi:

Còn Tiếp….

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd




Related Posts