Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Trình tự thành lập doanh nghiệp 2020

Trình tự thành lập doanh nghiệp 2020

Trình tự thành lập doanh nghiệp 2020

Thành lập doanh nghiệp là thủ tục mà rất nhiều nhà đầu tư đang quan tâm hiện nay. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ trình tự để thành lập doanh nghiệp như thế nào. Vì vậy, Legalzone xin giới thiệu đến bạn đọc trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp 2020 mới nhất.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp 2020Căn cứ pháp lý:

-Luật doanh nghiệp 2020

-Nghị định 01/2021/NĐ-CP

 Khái niệm

Về góc độ pháp lý:

Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy thuộc vào loại hình mà thủ tục pháp lý này có tính đơn giản hay phức tạp không giống nhau.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân (điều 19 luật doanh nghiệp 2020)

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.

-Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

+ Đối với cá nhân là người Việt Nam: Bản sao CMND/CCCD công chứng

+ Đối với cá nhân là người nước ngoài: Bản sao hộ chiếu công chứng

Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh (điều 20 luật doanh nghiệp 2020)

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

-Điều lệ công ty.

-Danh sách thành viên.

-Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

+ Đối với cá nhân là người Việt Nam: Bản sao CMND/CCCD công chứng

+ Đối với cá nhân là người nước ngoài: Bản sao hộ chiếu công chứng

+Đối với thành viên là tổ chức:

  • Bản sao công chứng: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập hoặc giấy tờ tương đương khác của tổ chức đó;
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền
  • Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó, cụ thể: CMND/CCCD
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn (điều 21 luật doanh nghiệp 2020)

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

-Điều lệ công ty.

-Danh sách thành viên.

-Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần (điều 22 luật doanh nghiệp 2020)

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

-Điều lệ công ty.

-Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

-Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
  • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Theo điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cụ thể

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp căn cứ vào loại hình doanh nghiệp muốn thành lập, chuẩn bị một bộ hồ sơ tương ứng theo hướng dẫn tại mục 1.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua một trong các phương thức sau đây:

Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định cụ thể các phương thức gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp để người thành lập, người được ủy quyền thành lập doanh nghiệp có căn cứ để lựa chọn một phương thức thuận tiện nhất cho mình.

Bước 3: Xem xét hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Trả kết quả

Sau khi xem xét hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh ra một trong hai quyết định sau:

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

-Mở tài khoản ngân hàng tại ngân hàng mà công ty lựa chọn

-Thông báo thay dổi đăng ký kinh doanh vè việc mở tài khoản ngân hàng tại phòng đăng ký kinh doanh tỉnh

-Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử

Nộp tờ khai và nộp lệ phí môn bài

-Treo biển doanh nghiệp

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành  nghề kinh doanh có điều kiện.

Trên đây là các nội dung tư vấn về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp 2020. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Legalzone theo thông tin sau đây.

Công ty Luật TNHH Legalzone

Địa chỉ: Số 58 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline:0989919161

Hoặc bạn có thể tra cứu các thủ tục cần thiết qua trang Thủ tục pháp luật của chúng tôi.

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký