Dịch Vụ, Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu

Tư vấn luật sở hữu trí tuệ

LEGALZONE CO.,LTD

Quyền sở hữu trí tuệ mang lại những giá trị kinh tế rất lớn cho chủ thể sở hữu tuy nhiên vì đối tượng của quyền sở hữu này là vô hình khó kiểm soát nên trên thực tế việc vi phạm về quyền sở hữu là rất phổ biến. Các doanh nghiệp dường như còn thờ ơ, chưa quan tâm hoặc chưa phương án tối ưu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Giá trị của một doanh nghiệp không chỉ được ước tính dựa trên những tài sản hữu hình như: máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị… mà còn phải dựa trên tài sản vô hình – quyền sở hữu trí tuệ.

Quyền sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi nó giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tạo ra được sự cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp thường ít xem trọng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình điều này đã gây ra hậu quả xấu. LegalZone tự hào với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã tư vấn cho hàng ngàn doanh nghiệp đảm bảo sẽ giúp quý khách hàng bảo vệ được giá trị trí tuệ của doanh nghiệp mình.

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền sở hữu trí tuệ

Trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt  đến một mức độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là quyền của các chủ thể đối với những tài sản trí tuệ – những sản phẩm được tạo ra trong quá trình lao động, sáng tạo, tư duy của con người.

  • Đối tượng của loại sở hữu này là những sản phẩm vô hình, khó nắm bắt tuy nhiên có giá trị vật chất về tinh thần góp phần phát triển nền kinh tế. Đó có thể bản nhạc, tác phẩm văn học, bí mật kinh doanh, tên thương mại…
  • Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm ba bộ phận chính: quyền tác giả, quyền liên quan; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng
  • Chủ thể có quyền sở hữu trí khó kiểm soát tài sản trí tuệ khó kiểm soát tài sản và khó ngăn chặn chủ thể khác, khai thác và sử dụng tài sản  thuộc quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019), quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Trong đó:

– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

– Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

– Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

(Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019))

2. Dịch vụ tư vấn luật sở hữu trí tuệ của công ty TNHH LegalZone

2.1 Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ phổ biến tại Việt Nam

Dịch vụ tư vấn luật sở hữu trí tuệ của công ty TNHH LegalZone

Dịch vụ tư vấn luật sở hữu trí tuệ của công ty TNHH LegalZone

Quyền sở hữu trí tuệ mang lại những giá trị kinh tế rất lớn cho chủ thể sở hữu tuy nhiên vì đối tượng của quyền sở hữu này là vô hình khó kiểm soát nên trên thực tế việc vi phạm về quyền sở hữu là rất phổ biến. Các doanh nghiệp dường như còn thờ ơ, chưa quan tâm hoặc chưa phương án tối ưu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Với những chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ công ty TNHH LegalZone cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tư vấn sau:

  • Tư vấn pháp luật liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan
  • Tư vấn điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm: văn học, nghệ thuật, kiến trúc..
  • Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả
  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn điều kiện bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ
  • Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  • Tư vấn điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp, sáng chế
  • Tư vấn thủ tục tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
  • Tư vấn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

2.1.1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thành phần hồ sơ
  • Tài liệu tối thiểu

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc có kích thước 80mm x 80mm

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

  1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  2. Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu;
  3. Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  4. Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Các tài liệu khác (nếu có)
  •  Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
  •  Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  •  Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  •  Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên). 

Cơ quan tiếp nhận:

 – Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quý khách vui lòng tham khảo: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

2.1.2. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thành phần hồ sơ

– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN  Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN; ( Mẫu tờ khai A.03 )

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:

+ Tên kiểu dáng công nghiệp;

+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;

+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;

+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Các tài liệu khác (nếu có)

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Cơ quan tiếp nhận:

 – Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quý khách vui lòng tham khảo: Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

2.1.3. Đăng ký quyền tác giả

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.: Tờ khai

b) 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Cơ quan tiếp nhận:

Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 024.38 234 304.

– Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 028.39 308 086

– Tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. ĐT: 023.63 606 967

Để biết thêm thông tin chi tiết về đăng ký quyền tác giả quý khách vui lòng tham khảo: Đăng ký quyền tác giả

Tham khảo: Đăng ký sở hữu trí tuệ

2.2. Các vấn đề cần lưu ý khi đăng ký sở hữu trí tuệ

– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn;

– Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư  01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

– Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

– Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

– Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

– Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

– Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

– Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Tư vấn các vấn đề cần lưu ý khi Đối với đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 

  • Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân  nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)
  • mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ;

Tư vấn các vấn đề cần lưu ý khi đăng ký quyền tác giả

  • Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả: Tác giả của một tác phẩm đồng thời được thừa nhận là chủ sở hữu của tác phẩm đó nếu tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm mà không phải thực hiện theo nhiệm vụ hoặc theo hợp đồng giao việc. Trong trường hợp này, toàn bộ quyền nhân thân và quyền tài sản có được từ tác phẩm sẽ thuộc về tác giả
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả: 1- Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đó. 2- Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 (nêu trên), nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật Luật Sở hữu trí tuệ đối với phần riêng biệt đó.
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả: 1- Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và Khoản 3 Điều 19 của Luật Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2- Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế: Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và Khoản 3 Điều 19 của Luật Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền: Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại Điều 20 và Khoản 3 Điều 19 của Luật Luật Sở hữu trí tuệ theo thoả thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Tác giả là người nắm giữ các quyền nhân thân theo quy định pháp luật bao gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

3. Hình thức tư vấn quyền sở hữu trí tuệ 

Nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp hiểu rõ về pháp luật sở hữu trí tuệ, cũng như phù hợp với điều kiện, nhu cầu khách hàng công ty TNHH LegalZone có hai kênh tư vấn chính:

  • Thứ nhất, tư vấn miễn phí qua hotline: 088.888.9366. Đây là số điện thoại tư vấn pháp luật miễn phí bạn chỉ cần trả phí gói cước cho nhà mạng bạn sẽ được tư vấn một cách kỹ càng, cụ thể. Với kênh tư vấn này bạn có thể tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tiền bạc của mình. 
  • Thứ hai, tư vấn trực tiếp tại văn phòng. Việc tư vấn tại văn phòng tuy bạn phải trả phí nhưng bạn có thể nhận được kết quả tư vấn tốt hơn vì vụ việc của bạn đã được luật sư chuẩn bị, nghiên cứu; ngoài ra bạn còn nhận được trực tiếp thư tư vấn của luật sư (nếu bạn yêu cầu).

Không những tư vấn pháp luật, công ty TNHH LegalZone còn cung cấp các dịch vụ đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đại diện khách hàng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi bị xâm hại hoặc có tranh chấp.

4. Lý do bạn nên lựa chọn dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của công ty TNHH LegalZone

Dịch vụ tư vấn tại Legalzone

Dịch vụ tư vấn tại Legalzone

  • Đội ngũ luật sư có chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn thông qua hotline 0888889366 là dịch vụ tư vấn miễn phí với chất lượng tư vấn tốt, các chuyên tận tâm, nhiệt tình
  • Giá dịch vụ tư vấn và thực hiện vụ việc luôn hợp lý, mang tính cạnh tranh
  • Các thông tin khách hàng được bảo mật trong suốt quá trình và sau khi thực hiện vụ việc.

Trên đây là bài viết giới thiệu về dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của LegalZone nếu bạn có thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp về Tư vấn luật sở hữu trí tuệ. Hãy liên hệ ngay để được các luật sư tư vấn kịp thời.

Để được tư vấn chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ

Công ty Luật Legalzone

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Hệ thống: Thủ tục pháp luật

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội