Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Ưu tiên phân chia di sản theo di chúc

Ưu tiên phân chia di sản theo di chúc

Theo quy định của pháp luật, di sản thừa kế được chia theo di chúc và chia theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu có di chúc hợp pháp thì sẽ chia theo di chúc trước. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao lại chia theo thứ tự như thế? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Ưu tiên phân chia di sản theo di chúc dưới đây của Legalzone

Quy định về thừa kế

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trong đó:

– Thừa kế theo di chúc: Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Theo Điều 624 BLDS).

– Thừa kế theo pháp luật: Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Theo Điều 649 BLDS).

Đáng chú ý: Điều 650 BLDS khẳng định, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Đặc biệt, trong một số trường hợp như phần di sản không được định đoạt trong di chúc, có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực, có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng từ chối nhận di sản, không có quyền hưởng di sản… thì di sản cũng được chia theo pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật hiện nay đang ưu tiên chia thừa kế theo di chúc. Chỉ khi không thể chia theo di chúc thì mới chia thừa kế theo pháp luật. Vậy tại sao lại có sự ưu tiên này?

Người lập di chúc là người có tài sản và mong muốn để lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết. Đặc biệt, Điều 626 BLDS nêu rõ quyền của người lập di chúc gồm:

– Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Do đó, có thể thấy, việc chỉ định và phân chia di sản hoàn toàn dựa vào ý chí của người lập di chúc. Người lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Bởi vậy, nếu di chúc hợp pháp, việc phân chia di sản thừa kế phải ưu tiên theo di chúc.

>>> Tham khảo bài viết: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý các trường hợp người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nêu tại Điều 644 BLDS năm 2015.

Cụ thể, trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật:

– Con chưa thành niên;

–  Cha, mẹ;

– Vợ, chồng;

– Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Nếu những đối tượng này đã từ chối nhận di sản hoặc là người không có quyền hưởng di sản thì không được áp dụng quy định này.

Nói tóm lại, pháp luật ưu tiên chia di sản thừa kế theo di chúc hơn vì bản chất của việc chia thừa kế là chuyển tài sản của người để lại di sản cho người khác sau khi chết.

Cách lập di chúc như thế nào?

Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ, có hai hình thức thể hiện:

– Phải lập thành văn bản: Không có người làm chứng hoặc có người làm chứng, có công chứng hoặc có chứng thực.

– Chỉ khi không thể lập thành văn bản mới sử dụng di chúc miệng

Tuy nhiên, di chúc miệng chỉ có thời hạn trong 03 tháng. Nếu sau 03 tháng kể từ thời điểm lập mà người đó vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì bị mặc nhiên hủy bỏ.

Ngoài ra, các điều kiện về hình thức sau đây cũng phải đảm bảo:

– Nội dung phải có: Ngày, tháng, năm lập; Họ, tên và nơi cư trú của người lập, người được nhận di sản; Di sản để lại và nơi có di sản…

– Không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu

– Phải được đánh số trang và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc

-Nếu có tẩy xóa thì người lập di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa

Di chúc thế nào được coi là hợp pháp?

Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, một bản di chúc được coi là hợp pháp khi:

– Người lập minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong khi lập

– Nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

– Hình thức không trái quy định của luật.

Ngoài ra, các loại di chúc sau đây bắt buộc phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực mới được coi là hợp pháp:

– Của người bị hạn chế về thể chất

– Của người không biết chữ

– Được lập bằng tiếng nước ngoài

– Di chúc miệng phải được công chứng, chứng thực trong thời hạn 05 ngày ngay sau khi người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình

Trên đây là bài viết về chủ đề Ưu tiên phân chia di sản theo di chúc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

              https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd




Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục