Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Quyết định 122/QĐ-BTP 2022 phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2022 của Cục Con nuôi

Quyết định 122/QĐ-BTP 2022 phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2022 của Cục Con nuôi
Lĩnh vực luật: Tư pháp - Hộ tịch
Thuộc tính văn bản
Số ký hiệu:
Đang cập nhật
Ngày ban hành:
27/01/2022
Loại văn bản:
Quyết định
Ngày có hiệu lực:
Đang cập nhật
Nguồn thu thập
Đang cập nhật
Ngày đăng công báo
Đang cập nhật
Cơ quan ban hành
Bộ Tư pháp
Người ký
Nguyễn Khánh Ngọc

BỘ TƯ PHÁP

______

Số: 122/QĐ-BTP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2022

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2022 của Cục Con nuôi

________

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

 

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 639/QĐ-BTP ngày 06 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Con nuôi;

Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-BTP ngày 26 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Chương trình hành động của Ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Con nuôi,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch công tác năm 2022 của Cục Con nuôi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Cục trưởng Cục Con nuôi và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

– Như điều 3;

– Bộ trưởng (để báo cáo);

– Các đ/c Thứ trưởng (để biết);

– Cổng TTĐT Bộ Tư pháp (để đăng tải);

– Lưu: VT, CCN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Khánh Ngọc

 

 

BỘ TƯ PHÁP

______

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2022

 

 

KẾ HOẠCH

Công tác năm 2022 của Cục Con nuôi

(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 122/QĐ-BTP ngày 27/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Xác định rõ nội dung, thời gian và các điều kiện cần thiết để triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong việc tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực nuôi con nuôi của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.

1.2. Là cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đánh giá kết quả công tác của Cục, các phòng thuộc Cục, phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại và công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, ngành và đơn vị.

2. Yêu cầu

2.1. Kê hoạch công tác năm 2022 bảo đảm bám sát nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2022 được nêu tại Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Chương trình hành động của Ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022; Thông báo số 05/TB-BTP ngày 19/01/2022 của Bộ Tư pháp về Kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tại Hội nghị triển khai công tác năm 2022 của Cục Con nuôi.

2.2. Việc xây dựng và triển khai Kế hoạch phải bảo đảm tính toàn diện, hiệu quả và khả thi về nguồn lực, thời gian và bối cảnh thực tế; có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời triển khai đầy đủ các nhiệm vụ thường xuyên.

2.3. Xác định rõ nội dung, trách nhiệm chủ trì, phối hợp và tiến độ triển khai thực hiện từng nhiệm vụ trong Kế hoạch; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa các Phòng và các công chức trong việc tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn của Cục cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Con nuôi với các đơn vị thuộc Bộ trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.

II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1. Nhiệm vụ trọng tâm

1.1. Nghiên cứu, xây dựng chính sách hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi nhằm thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, xây dựng Luật nuôi con nuôi (sửa đổi)” được giao tại Quyết định số 1116/QĐ-BTP ngày 07/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

1.2. Triển khai các hoạt động phối hợp liên ngành nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong công tác rà soát, đánh giá nhu cầu tìm gia đình thay thế của trẻ em, đảm bảo các trẻ em có nhu cầu cần tìm gia đình thay thế được sống trong môi trường gia đình phù hợp.

1.3. Tham dự Phiên họp đặc biệt của Hội nghị La Hay về nuôi con nuôi lần thứ 5 và triển khai các nhiệm vụ được thông qua tại Hội nghị (theo hình thức phù hợp với điều kiện thực tế, tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh Covid-19).

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế

2.1.1. Nghiên cứu, xây dựng chính sách hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi nhằm thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, xây dựng Luật nuôi con nuôi (sửa đổi)” được giao tại Quyết định số 1116/QĐ-BTP ngày 07/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

2.1.2. Hợp nhất các Thông tư về quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

2.2. Đẩy mạnh việc thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế

2.2.1. Thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nuôi con nuôi trái pháp luật (nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội khóa XIV về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em).

2.2.2. Nghiên cứu, xây dựng mô hình công tác hỗ trợ nuôi con nuôi (nhằm thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1731/QĐ-BTP ngày 17/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030).

2.2.3. Rà soát, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về công tác xã hội trong giải quyết nuôi con nuôi tiến tới hoàn thiện thể chế (nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 418/QĐ-BTP ngày 24/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025).

2.2.4. Triển khai các hoạt động phối hợp liên ngành nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong công tác rà soát, đánh giá nhu cầu tìm gia đình thay thế của trẻ em, đảm bảo các trẻ em có nhu cầu cần tìm gia đình thay thế được sống trong môi trường gia đình phù hợp.

2.2.5. Triển khai thực hiện Thông tư số 11/2021/TT-BTP ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2011/TT-BTP ngày 21/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

2.2.6. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với nuôi con nuôi trong nước, trong đó chú trọng: Hướng dẫn nghiệp vụ, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, bất cập của địa phương về công tác nuôi con nuôi trong nước, từ đó xác định nguyên nhân để đưa ra được các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

2.2.7. Thực hiện nghiệp vụ giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi và Công ước La Hay 1993; nghiên cứu, xây dựng quy trình hướng dẫn giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và nghiên cứu, sửa đổi quy trình giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hướng đến sửa đổi Luật Nuôi con nuôi; quản lý danh sách, hồ sơ trẻ em diện cần tìm gia đình thay thế ở nước ngoài; tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài.

2.2.8. Xây dựng tài liệu, tập huấn về nguyên tắc bổ trợ trong giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và công tác giới thiệu trẻ em cho gia đình nhận con nuôi theo Công ước La Hay năm 1993.

2.2.9. Thực hiện việc quản lý hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành; tăng cường phối hợp với Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của các nước đối tác để quản lý tốt hơn hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

2.2.10. Theo dõi, tổng hợp và xây dựng báo cáo đánh giá tình hình phát triển của trẻ em đã cho làm con nuôi nước ngoài.

2.2.11. Kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

2.2.12. Rà soát các văn bản pháp luật mới được ban hành có liên quan đến lĩnh vực nuôi con nuôi.

2.2.13. Theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

2.2.14. Tiếp tục phối hợp thực hiện, theo dõi, báo cáo về công tác phòng chống tội phạm, phòng, chống mua bán người.

2.2.15. Đẩy mạnh truyền thông về quyền của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được nhận làm con nuôi nhằm nâng cao tỷ lệ đăng ký nuôi con nuôi trong nước, hạn chế tình trạng nuôi con nuôi mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công tác đánh giá nhu cầu trẻ em cần được nhận làm con nuôi ở cộng đồng và cơ sở nuôi dưỡng.

2.3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi quốc tế

2.3.1. Duy trì trao đổi, cung cấp thông tin, phối hợp với bộ phận thực thi Công ước La Hay và cơ quan Trung ương các nước thành viên Công ước La Hay trong việc thực thi Công ước và giải quyết việc nuôi con nuôi.

2.3.2. Phối hợp, trao đổi và thông tin kịp thời với Cơ quan trung ương các nước nhận con nuôi trong công tác con nuôi nước ngoài, bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật về nuôi con nuôi và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.

2.3.3. Xây dựng, triển khai kế hoạch, chương trình hợp tác năm với UNICEF và Cơ quan Con nuôi Trung ương Pháp; các hoạt động trong khuôn khổ, chương trình hợp tác với các đối tác khác, ví dụ Dự án EUJULE trên cơ sở phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

2.3.4. Đầu mối thực hiện việc xây dựng, góp ý, trả lời các văn bản của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế và các tổ chức quốc tế khác về lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.

2.3.5. Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tổ chức thực hiện kế hoạch đón các gia đình cha mẹ nuôi nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để giao nhận con nuôi (các đợt tiếp theo theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Tư pháp, nếu có phát sinh tình hình mới).

2.3.6. Tham dự Phiên họp đặc biệt của Hội nghị La Hay về nuôi con nuôi lần thứ 5 và triển khai các nhiệm vụ được thông qua tại Hội nghị (theo hình thức phù hợp với điều kiện thực tế, tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh Covid-19).

2.3.7. Tổ chức Đoàn công tác liên ngành tới các nước Pháp, I-ta-li-a, Manta nhằm mục đích: (i) đánh giá lại năng lực chuyên môn của các tổ chức con nuôi tại Pháp, I-ta-li-a, Man-ta để có căn cứ báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét việc gia hạn Giấy phép hoạt động tại Việt Nam của các tổ chức này; (ii) họp giữa cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của Việt Nam và hai nước Pháp, I-ta-li-a nhằm đánh giá kết quả hợp tác trong thời gian qua; và (iii) kiểm tra thực tiễn về tình hình phát triển, hòa nhập của trẻ em Việt Nam đã được giải quyết cho làm con nuôi tại hai nước này. Làm việc với Đoàn công tác của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của Hoa Kỳ và các Đoàn công tác khác tại Việt Nam theo đề xuất từ phía Bạn.

2.4. Công tác tổ chức cán bộ – Văn phòng

2.4.1. Triển khai thực hiện Nghị định thay thế Nghị định số 96/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ theo yêu cầu và chỉ đạo của Bộ. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, đánh giá công chức theo yêu cầu vị trí việc làm và Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp.

2.4.2. Thực hiện chế độ công vụ, công chức, người lao động; Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định; Thực hiện Đề án vị trí việc làm theo chỉ đạo của Bộ.

2.4.3. Duy trì nề nếp sinh hoạt chuyên môn định kỳ, thực hiện công tác thường xuyên về tổng hợp, thi đua khen thưởng, văn thư, lưu trữ, chế độ thông tin, báo cáo, thống kê, tài chính kế toán, quản lý tài sản theo quy định của pháp luật.

2.4.4. Tổ chức thực hiện Quy chế lưu trữ hồ sơ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

2.4.5. Thực hiện việc chỉnh lý hồ sơ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được giải quyết trong năm 2022.

2.4.6. Triển khai áp dụng hệ thống tài liệu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 của Cục Con nuôi.

2.4.7. Thực hiện có hiệu quả Quy chế hoạt động Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp.

2.4.8. Thực hiện công tác truyền thông đối với các hoạt động của đơn vị, qua đó, góp phần đẩy mạnh công tác truyền thông của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021-2026.

2.4.9. Tổ chức Hội nghị cán bộ công chức của Cục Con nuôi năm 2022 đảm bảo thực chất, hiệu quả.

2.5. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nuôi con nuôi, thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030: Thực hiện việc theo dõi, cập nhật nhiệm vụ Chính phú, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ giao trên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi nhiệm vụ của Bộ Tư pháp; Tiếp tục triển khai sử dụng hiệu quả Phần mềm giao, nhận nhiệm vụ của Bộ Tư pháp; Thực hiện việc số hóa hồ sơ con nuôi nước ngoài được giải quyết trong năm 2021; Tăng cường ứng dụng chữ ký số; Khai thác và sử dụng Hệ thống Quản lý văn bản, điều hành; Quản lý, duy trì thông tin trên Trang thông tin nuôi con nuôi (phiên bản Tiếng Việt và Tiếng Anh); Tiếp tục triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực nuôi con nuôi do Cục Con nuôi thực hiện; Phối hợp Cục Cục Công nghệ thông tin trong việc triển khai phân hệ quản lý con nuôi trong nước được tích hợp trên Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch; nghiên cứu, đề xuất thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Con nuôi chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan thực hiện có hiệu quả và đúng thời hạn theo kế hoạch công tác; Tăng cường sự phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai các hoạt động được giao; Thường xuyên theo dõi tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch công tác, đánh giá tình hình thực hiện; Lãnh đạo Cục Con nuôi định kỳ họp giao ban để nắm bắt tình hình, chỉ đạo triển khai Kế hoạch công tác của Cục, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

2. Các đơn vị thuộc Bộ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Cục Con nuôi trong việc thực hiện Kế hoạch này.

3. Căn cứ Kế hoạch công tác năm 2022 của Cục Con nuôi và Phụ lục kèm theo, các đơn vị thuộc Cục có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết của đơn vị mình báo cáo Cục trưởng phê duyệt để triển khai thực hiện. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch là cơ sở để đánh giá kết quả công tác của Cục, các đơn vị thuộc Cục, các công chức, người lao động trong Cục, phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng.

4. Cục trưởng Cục Con nuôi có trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch công tác. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch công tác, nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh các nhiệm vụ mới, Cục trưởng Cục Con nuôi kịp thời tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Bộ để chỉ đạo, giải quyết.

5. Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ năm 2022 của Cục Con nuôi được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước cấp; Chi phí được để lại sử dụng; Nguồn tài trợ, viện trợ theo quy định của pháp luật./.

 

PHỤ LỤC

CHI TIẾT NỘI DUNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2022 CỦA CỤC CON NUÔI

(Kèm theo Quyết định số 122/QĐ-BTP ngày 27/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

 

TT

Nhiệm vụ

Cơ quan, đơn vị, tổ chức chủ trì thực hiện

Cơ quan, đơn vị tổ chức phối hợp thực hiện

Thời gian thực hiện

Sản phẩm chủ yếu

Nguồn kinh phí bảo đảm

Ghi chú

I

CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN THỂ CHẾ

1

Nghiên cứu, xây dựng chính sách hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi nhằm thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, xây dựng Luật nuôi con nuôi (sửa đổi)” được giao tại Quyết định số 1116/QĐ-BTP ngày 07/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ trọng tâm

1.1.

Nghiên cứu thông tin, tài liệu pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế phục vụ việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật nuôi con nuôi

Cục con nuôi

– Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Hợp tác quốc tế;

– Các đơn vị có liên quan khác.

Tháng 1-Tháng 5

Báo cáo chuyên  đề nghiên cứu

– Dự án UNICEF

– Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

1.2.

Nghiên cứu hoàn thiện thủ tục, quy trình giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hướng đến sửa đổi, bổ sung Luật nuôi con nuôi (bao gồm cả việc tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến đối với dự thảo Quy trình)

Cục Con nuôi

– Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế; Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật quốc tế, Cục Kiểm tra văn bản.

– Các đơn vị có liên quan khác.

Tháng 1-Tháng 4

Báo cáo đề xuất quy trình giải quyết việc nuôi con nuôi

Dự án UNICEF

 

1.3

Đề xuất một số chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Nuôi con nuôi

 

 

 

 

 

 

1.3.1

Xây dựng nội dung chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Nuôi con nuôi

Cục Con nuôi

Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Vụ pháp luật quốc tế

– Các đơn vị có liên quan khác.

Tháng 1- tháng 6

Báo cáo về các chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Nuôi con

Nguồn kinh phí giao không thực hiện tự

 

1.3.2

Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách

Cục Con nuôi

Vụ CVĐCXDPL, các đơn vị có liên quan

– Chuyên gia

Tháng 7 -Tháng 9

Báo cáo đánh giá tác động của chính sách

Nguồn kinh phí giao không

thực hiện tự chủ

 

1.3.3

Tổ chức tọa đàm về các chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Nuôi con nuôi

Cục Con nuôi

Văn phòng Bộ

Tháng 10

Bản tổng hợp ý kiến đại biểu tham dự tọa đàm, dự thảo các chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Nuôi con nuôi

Nguồn kinh phí giao không thực hiện tự chủ

 

1.4

Xây dựng nội dung số chuyên đề Tạp chí Dân chủ & pháp luật về Tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và phương hướng hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi

Cục Con nuôi

Tạp chí Dân chủ & Pháp luật

Tháng 11

Số chuyên đề Tạp chí Dân chủ & Pháp luật

Kinh phí do Tạp chí Dân chủ & Pháp luật chi trả

 

2

Hợp nhất các Thông tư về quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam

Cục Con nuôi

Cục Kiểm tra văn bản

Tháng 1

Văn bản hợp nhất

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT NUÔI CON NUÔI VÀ CÔNG ƯỚC LAHAY

 

 

 

3

Thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nuôi con nuôi trái pháp luật (nhằm triển khai thực hiện Nghị   quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội khóa XIV về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em)

 

 

 

 

 

 

3.1

Kiểm tra chuyên đề công tác nuôi con nuôi trong nước và thực trạng nuôi con nuôi không đăng ký (dự kiến: 04 địa phương)

Cục Con nuôi

– Sở Tư pháp các địa phương có liên quan;

– Các đơn vị có liên quan khác

Tháng 2 -Tháng 6

Báo cáo kết quả kiểm tra

Nguồn kinh phí giao không thực hiện tự chủ

 

3.2

Lấy ý kiến dự thảo Khung giám sát đánh giá tình hình phát triển của trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước

Cục Con nuôi

– Chuyên gia -Các đơn vị có liên quan khác

Tháng 4

Khung giám sát đã được chỉnh sửa

Nguồn kinh phí giao không

thực hiện tự chủ

 

4

Nghiên cứu, xây dựng mô hình công tác hỗ trợ nuôi con nuôi (nhằm thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1731/QĐ-BTP ngày

17/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030)

 

 

 

 

 

 

4.1

Điều tra, khảo sát thực tế địa phương để đánh giá khả năng thành lập tổ chức con nuôi trong nước tại địa phương (dự kiến: 03 địa phương).

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan khác

Tháng 5-Tháng 6

Báo cáo kết quả khảo sát và đề xuất

Nguồn kinh phí giao không thực hiện tự chủ

 

4.2

Xây dựng mô hình tổ chức con nuôi trong nước

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan khác

Tháng 7-Tháng 9

Dự thảo mô hình tổ chức con nuôi trong nước

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

4.3

Tọa đàm lấy ý kiến đối với mô hình tổ chức con nuôi trong nước

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan khác

Tháng 11

Bản tổng hợp ý kiến đại biểu tham dự hội nghị, trên cơ sở đó, xây dựng, hoàn thiện Dự thảo mô hình tổ chức con nuôi trong nước

Nguồn kinh phí giao không

thực hiện tự chủ

 

5

Rà soát, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về công tác xã hội trong giải quyết nuôi con nuôi (nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 418/QĐ-BTP ngày 24/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển thực hiện Chương trình phát triển công tác xác hội của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025).

 

 

 

 

 

 

5.1

Khảo sát về việc thực hiện công tác xã hội trong giải quyết nuôi con nuôi tại các cơ sở trợ giúp xã hội

Cục Con nuôi

– Các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Bộ LĐTBXH, Sở LĐTBXH, CSND của các địa phương có liên quan

Tháng 1-Tháng 3 (bảo đảm theo thời hạn với UNICEF)

Báo cáo kết quả khảo sát

Dự án UNICEF

(Khảo sát trực tuyến)

5.2

Rà soát, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về công tác xã hội trong giải quyết nuôi con nuôi và đề xuất giải pháp hoàn thiện

Cục Con nuôi

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Bộ LĐTBXH

Tháng 1-Tháng 3

Báo cáo rà soát

Dự án UNICEF

 

6

Triển khai các hoạt động phối hợp liên ngành nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong công tác rà soát, đánh giá nhu cầu tìm gia đình thay thế của trẻ em, đảm bảo các trẻ em có nhu cầu cần tìm gia đình thay thế được sống trong môi trường gia đình phù hợp.

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ trọng tâm

6.1

Tổ chức hội nghị liên ngành tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác rà soát, đánh giá nhu cầu cần tìm gia đình thay thế của trẻ em

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan (Bộ LĐTBXH, đại diện Trung ương hội Phật giáo Việt Nam, Ban tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Ban ngành địa phương liên quan)

Tháng 3 -Tháng 4

Báo cáo kết quả họp liên ngành, trong đó đề xuất các giải pháp, biện pháp triển khai

Nguồn kinh phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài

(kinh phí giao không thực hiện tự chủ)

 

6.2

Xây dựng văn bản đôn đốc, hướng dẫn các địa phương (lựa chọn địa bàn trọng điểm, có nhiều trẻ em đang được nuôi dưỡng trong các cơ sở BTXH) thực hiện việc phối hợp liên ngành rà soát, đánh giá nhu cầu, lập danh sách, hồ sơ của trẻ em có nhu cầu tìm gia đình thay thế trên địa bàn

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan

Tháng 3 -Tháng 4

Công văn đôn đốc, hướng dẫn địa phương

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

6.3

Tổ chức đoàn công tác kiểm tra công tác nuôi con nuôi tại một số địa phương trọng điểm để phối hợp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết nuôi con nuôi (dự kiến: 04 địa phương).

Cục Con nuôi

Tỉnh/thành phố liên quan

Tháng 3 -Tháng 6

Báo cáo kết quả công tác

Nguồn kinh phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài

(kinh phí giao không thực hiện tự chủ)

 

7

Triển khai thực hiện Thông tư số 11/2021/TT-BTP ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2011/TT-BTP ngày 21/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

7.1

Tuyên truyền, phổ biến nội dung của Thông tư

Cục Con nuôi

– Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật

– Cục Công nghệ thông tin

Cả năm

Tài liệu tuyên truyền, tập huấn

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

Kết hợp lồng ghép nội dung của

Thông tư vào các Hội nghị, tọa đàm tập huấn theo Kế hoạch

7.2

Hướng dẫn các nội dung của Thông tư cho các Văn phòng con nuôi nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam

Cục Con nuôi

Các đơn vị khác có liên quan

Tháng 3

Các đại diện Văn phòng CNNNg tại Việt Nam nắm được nội dung Thông tư.

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

8

Công tác quản lý nhà nước đối với nuôi con nuôi trong nước:

Hướng dẫn nghiệp vụ, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, bất cập của địa phương về công tác nuôi con nuôi trong nước, từ đó xác định nguyên nhân để đưa ra được các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan

Cả năm

– Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ;

– Các giải pháp tháo gỡ khó khăn được đề xuất

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

9

Công tác con nuôi nước ngoài

 

 

 

 

 

 

9.1

Thực hiện thủ tục tìm gia đình thay thế cho trẻ em theo quy định tại Điều 15 Luật Nuôi con nuôi; Quản lý danh sách, hồ sơ trẻ em diện cần tìm gia đình thay thế ở nước ngoài

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan khác

Cả năm

Báo cáo thống kê danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế ở nước ngoài

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

9.2

Giải quyết hồ sơ con nuôi có yếu tố nước ngoài, bảo đảm tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi và

Công ước La Hay 1993

Cục Con nuôi

– UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Sở LĐTB&XH, Công an;

– Các đơn vị có liên quan khác.

Cả năm

Hồ sơ con nuôi được giải quyết

Nguồn kinh phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài (kinh phí giao không thực hiện tự chủ)

 

9.3

Nghiên cứu, xây dựng quy trình hướng dẫn giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (bao gồm việc tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến đối với dự thảo Quy trình)

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan.

Tháng 3

Quy trình giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19

Dự án UNICEF

 

10

Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tập huấn về nguyên tắc bổ trợ trong giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài và công tác giới thiệu trẻ em cho gia đình xin nhận con nuôi theo Công ước La Hay năm 1993

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan.

Tháng 1-6

Tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn

CQTW về nuôi con nuôi của Pháp hỗ trợ

 

11

Đẩy mạnh truyền thông về quyền của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được nhận làm con nuôi nhằm nâng cao tỷ lệ đăng ký nuôi con nuôi trong nước, hạn chế tình trạng nuôi con nuôi mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công tác đánh giá nhu cầu trẻ em cần được nhận làm con nuôi ở cộng đồng và cơ sở nuôi dưỡng

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan khác

Cả năm

Thông tin tuyên truyền được đăng tải trên cổng

thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, của Cục Con             nuôi; được phổ biến tại các Hội nghị, Hội thảo

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

12

Quản lý hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam

 

 

 

 

 

 

12.1

Tiến hành việc cấp phép, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động của Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Cục Con nuôi

– Bộ Công an;

– Các đơn vị có liên quan khác

Cả năm

Giấy phép hoạt động (cấp phép, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép)

Nguồn kinh phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài (kinh phí giao

không thực hiện tự chủ)

 

12.2

Xây dựng báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan khác

Tháng 12

Báo cáo đánh giá

Nguồn kinh phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài (kinh phí giao không thực hiện tự chủ)

 

12.3

Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra các Văn phòng con nuôi nước ngoài để đánh giá hoạt động hàng năm và thực hiện quyền và nghĩa vụ của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan khác

Cả năm

Báo cáo kết quả kiểm tra

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

12.4

Phối hợp với Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của các nước đối tác để quản lý tốt hơn hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Cục Con nuôi

Cơ quan Trung ương của các nước có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi

Cả năm

Các công văn phối hợp, các thông tin được trao đổi tại các cuộc họp với Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của các nước đối tác

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

12.5

Tập huấn nghiệp vụ và sơ kết, tổng kết đối với các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan khác.

Tháng 6 và tháng 12

– Báo cáo kết quả Hội nghị;

– Các đại diện Văn      phòng CNNNg tại Việt      Nam được tập huấn nghiệp vụ và các Văn phòng được    nhìn nhận, đánh giá, chấn chỉnh kịp thời về tổ chức và hoạt động tại Việt Nam

Nguồn kinh phí giải quyết nuôi con nuôi nước             ngoài

(kinh phí giao không thực hiện tự chủ)

 

13

Theo dõi, tổng hợp và xây dựng báo cáo đánh giá tình hình phát triển của trẻ em đã cho làm con nuôi nước ngoài.

Cục Con nuôi

Các tổ chức con nuôi nước ngoài; cha mẹ nuôi người nước ngoài

– Tổng hợp, theo dõi: Cả năm;

– Xây dựng Báo cáo: Tháng 12

Thông tin, dữ liệu về tình hình phát triển, hòa nhập của trẻ em đã được giải quyết cho làm con nuôi ở nước ngoài

Nguồn kinh phí giải quyết nuôi con nuôi nước             ngoài

(kinh phí giao không thực hiện tự chủ)

 

14

Kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi

 

 

 

 

 

 

14.1

Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chung về thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Cục Con nuôi

– Văn phòng Bộ;

– Vụ Các vấn đề chung về XD pháp luật;

– Các đơn vị có liên quan khác

Cả năm

Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

14.2

Rà soát các thủ tục hành chính trong lĩnh vục nuôi con nuôi, đề xuất việc chuẩn hóa (nếu cần thiết)

Cục Con nuôi

– Văn phòng Bộ;

– Vụ Các vấn đề chung về XD pháp luật;

– Các đơn vị có liên quan khác

Tháng 6

Báo cáo kết quả rà soát

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

14.3

Triển khai Quyết định 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và Nghị định 107/2021/NĐ-CP ngày 6/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày

23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC

Cục Con nuôi

– Văn phòng Bộ;

Vụ Các vấn đề chung về XD pháp luật;

– Các đơn vị có liên quan khác

Cả năm

– Số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính              trong

lĩnh vực nuôi con nuôi;

– Cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc phạm vi của Bộ Tư pháp tại cổng dịch vụ công của Bộ và cổng dịch vụ công quốc gia

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

15

Rà soát các văn bản pháp luật mới được ban hành có liên quan đến lĩnh vực nuôi con nuôi

Cục Con nuôi

– Cục KTVBQPPL;

– Các đơn vị có liên quan khác

Cả năm

Báo cáo rà soát

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

16

Theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Cục Con nuôi

– Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành PL;

– Các đơn vị có liên quan khác

Cả năm

Báo cáo theo dõi thi hành pháp luật

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

17

Tiếp tục phối hợp thực hiện, theo dõi, báo cáo về công tác phòng chống tội phạm, phòng, chống mua bán người

Cục Con nuôi

– Vụ Pháp luật HS-HC;

– Sở Tư pháp các địa phương có liên quan;

– Các đơn vị có liên quan khác

Cả năm

Báo cáo

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

III

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG VỀ NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ

 

18

Duy trì trao đổi, cung cấp thông tin, phối hợp với bộ phận thực thi Công ước La Hay 1993 và cơ quan Trung ương, Đại sứ quán các nước thành viên Công ước La Hay 1993 trong việc thực thi Công ước và giải quyết việc nuôi con nuôi.

Cục Con nuôi

– Vụ Pháp luật quốc tế;

– Vụ Hợp tác quốc tế;

– Các đơn vị có liên quan khác.

Cả năm

Thông tin tài liệu được trao đổi; các hoạt động hợp tác

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

19

Phối hợp, trao đổi và thông tin kịp thời với Cơ quan trung ương các nước nhận con nuôi trong công tác con nuôi nước ngoài, bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật về nuôi con nuôi và Công ước La Hay 1993.

Cục Con nuôi

– Vụ Pháp luật quốc tế;

– Vụ Hợp tác quốc tế;

– Các đơn vị có liên quan khác.

Cả năm

Thông tin tài liệu được trao đổi; các hoạt động hợp tác

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

20

Đầu mối thực hiện việc góp ý, trả lời các văn bản của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và các tổ chức quốc tế khác về lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.

Cục Con nuôi

– Vụ Pháp luật quốc tế;

– Vụ Hợp tác quốc tế;

– Các đơn vị có liên quan khác.

Cả năm

Văn bản góp ý

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

21

Tham dự Phiên họp đặc biệt của Hội nghị La Hay về nuôi con nuôi lần thứ 5 và triển khai các nhiệm vụ được thông qua tại Hội nghị (theo hình thức phù hợp với điều kiện thực tế, tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh Covid-19).

Cục Con nuôi

– Vụ Pháp luật quốc tế;

– Vụ Hợp tác quốc tế;

– Các đơn vị có liên quan khác.

Theo thông báo của BTK Hội nghị La Hay

– Báo cáo kết quả Phiên họp;

– Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được thông qua tại Hội nghị

Nguồn kinh phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài (kinh phí giao

không thực hiện tự chủ)

Nhiệm vụ trọng tâm

22

Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tổ chức thực hiện kế hoạch đón các gia đình cha mẹ nuôi nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để giao nhận con nuôi (các đợt tiếp theo theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Tư pháp, nếu có phát sinh tình hình mới).

Cục Con nuôi

– Vụ Hợp tác quốc tế;

– Các đơn vị có liên quan khác thuộc: Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTBXH;

– UBND tỉnh/thành phố nơi có trẻ em được bàn giao

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ

Cha mẹ nuôi nước ngoài nhận bàn giao trẻ em

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

23

Xây dựng, triển khai kế hoạch, chương trình hợp tác năm với UNICEF và Cơ quan Con nuôi Trung ương Pháp; các hoạt động trong khuôn khổ, chương trình hợp tác với các đối tác khác trên cơ sở phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Cục Con nuôi

– Vụ Hợp tác quốc tế;

– Các đơn vị có liên quan khác.

Theo kế hoạch dự án UNICEF năm 2021

– Tổ chức hội nghị; tọa đàm;

– Xây dựng, in ấn các tài liệu tuyên truyền về công tác nuôi con nuôi; các tài liệu hội nghị.

Dự án UNICEF và Cơ quan Con nuôi Trung ương Pháp hỗ trợ

 

24

Tổ chức đoàn công tác liên ngành đánh giá lại năng lực chuyên môn của các tổ chức con nuôi tại Pháp, I-ta-li-a, Man-ta đẻ có căn cứ báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét việc gia hạn Giấy phép hoạt động tại Việt Nam của các tổ chức này; Họp giữa cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của Việt Nam và hai nước Pháp, I-ta-li-a nhằm đánh giá kết quả hợp tác trong thời gian qua; và kiểm tra thực tiễn về tình hình phát triển, hòa nhập của trẻ em Việt Nam đã được giải quyết cho làm con nuôi tại hai nước này.

Cục Con nuôi

– Bộ Công an;

– Vụ Hợp tác quốc tế;

– Vụ TCCB;

– Sở Tư pháp 01 địa phương

– Các đơn vị có liên quan khác

Theo Kế hoạch hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp năm 2022

Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác sau khi tổ chức

Đoàn ra

Nguồn kinh phí giao không thực hiện tự chủ (kinh phí giải quyết nuôi con nuôi)

 

25

Tiếp và làm việc với các đoàn công tác của cơ quan, tổ chức, đối tác nước ngoài để trao đổi về tình hình hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi và các vấn đề khác có liên quan

 

 

 

 

 

 

25.1

Tiếp Đoàn công tác của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của Hoa Kỳ

Cục Con nuôi

– Vụ Hợp tác quốc tế;

– Các đơn vị có liên quan khác.

Quý l

Báo cáo kết quả làm việc

Nguồn kinh phí giao không thực hiện tự chủ (kinh phí giải quyết nuôi con nuôi)

 

25.2

Gác Đoàn công tác khác theo đề xuất từ phía Bạn

Cục Con nuôi

– Vụ Hợp tác quốc tế;

– Các đơn vị có liên quan khác.

Cả năm

Báo cáo kết quả làm việc

Nguồn kinh phí giao không thực hiện tự chủ (kinh phí giải quyết nuôi con nuôi)

 

IV

CÔNG TÁC TỔ CHỨC – CÁN BỘ, VĂN PHÒNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 

 

 

26

Triển khai thực hiện Nghị định thay thế Nghị định số 96/2017/NĐ- CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ theo yêu cầu và chỉ đạo của Bộ. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, đánh giá công chức theo yêu cầu vị trí việc làm và Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp.

Cục Con nuôi

– Vụ Tổ chức cán bộ;

– Các đơn vị khác có liên quan

Sau khi Nghị định được ban hành và có hiệu lực thi hành

– Xây dựng dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị;

– Kiện toàn tổ chức, bộ máy;

– Kết quả đánh giá xếp loại công chức theo quy định

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

27

– Thực hiện chế độ công vụ, công chức, người lao động;

– Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng;

– Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định;

– Thực hiện Đề án tinh giản biên chế, Đề án vị trí việc làm theo chỉ đạo của Bộ;

– Thực hiện Quyết định số 2661/QĐ-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 101/2020NĐ-CP, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, Nghị định số 62/2020/NĐ-CP,                           Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.

Cục Con nuôi

– Vụ Tổ chức, cán bộ;

– Các đơn vị có liên quan khác.

Cả năm

– Báo cáo Lãnh đạo Bộ về kết quả quy hoạch; trình LĐ Bộ phê duyệt quy hoạch;

– Cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng;

Phân công nhiệm vụ, bố trí cán bộ, công chức theo vị trí việc làm;

Các công văn, báo cáo theo đề nghị của Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan trong thực                hiện

Quyết định số 2661/QĐ-BTP.

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

28

Thực hiện công tác thường xuyên về tổng hợp, thi đua khen thưởng, văn thư, lưu trữ, tài chính, kế toán; quản trị nội bộ.

Cục Con nuôi

– Vụ Thi đua khen thưởng;

– Văn phòng Bộ;

– Cục QLXLVPHC và TDTHPL;

– Các đơn vị có liên quan khác.

Cả năm

– Đăng ký thi đua khen thưởng;

– Bình xét thi đua khen thưởng;

Báo cáo, công văn góp ý…

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

29

Tổ chức thực hiện Quy chế lưu trữ hồ sơ con nuôi nước ngoài.

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan khác.

Cả năm

Báo cáo, Kế hoạch, công văn góp ý…

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

30

Thực hiện việc chỉnh lý hồ sơ con nuôi nước ngoài được giải quyết trong năm 2021.

Cục Con nuôi

Các đơn vị có liên quan khác.

Tháng 9 đến tháng 12

Hồ sơ đã được chỉnh lý

Nguồn kinh phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài (kinh phí giao không thực hiện tự chủ)

 

31

Triển khai áp dụng hệ thống tài liệu quản lý chất lượng theo tiêu chuấn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 của Cục Con nuôi.

Cục Con nuôi

– Văn phòng Bộ;

– Các đơn vị có liên quan khác.

Cả năm

Các quy trình giải quyết công        việc

được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

32

Thực hiện có hiệu quả Quy chế hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Cục Con nuôi

– Văn phòng Bộ;

– Các đơn vị có liên quan khác

Cả năm

– Hướng dẫn thủ tục giải quyết nuôi con nuôi theo quy định;

– Tiếp nhận hồ sơ con nuôi thuộc thẩm quyền                giải

quyết của Bộ Tư pháp

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

33

Thực hiện công tác truyền thông đối với các hoạt động của đơn vị, qua đó, góp phần đẩy mạnh công tác truyền thông của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021- 2026.

Cục Con nuôi

– Văn phòng Bộ;

– Các đơn vị có liên quan khác

Cả năm

Các hoạt động của đơn vị được truyền thông kịp thời trên các phương tiện truyền thông

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

34

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nuôi con nuôi; thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030:

– Thực hiện việc theo dõi, cập nhật nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ giao trên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi nhiệm vụ của Bộ Tư pháp; Tiếp tục triển khai sử dụng hiệu quả Phần mềm giao, nhận nhiệm vụ của Bộ Tư pháp;

– Thực hiện việc số hóa hồ sơ con nuôi nước ngoài được giải quyết trong năm 2021;

– Tăng cường ứng dụng chữ ký số; Khai thác và sử dụng Hệ thống Quản lý văn bản, điều hành;

– Quản lý, duy trì thông tin trên Trang thông tin nuôi con nuôi (phiên bản Tiếng Việt và Tiếng Anh);

Tiếp tục triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực nuôi con nuôi do Cục Con nuôi thực hiện;

– Phối hợp Cục Cục Công nghệ thông tin trong việc triển khai phân hệ quản lý con nuôi trong nước được tích hợp trên Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch; nghiên cứu, đề xuất thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Cục Con nuôi

– Cục Công nghệ thông tin;

– Các đơn vị có liên quan khác.

Cả năm

– Hồ sơ con nuôi được số hóa;

Hệ thống Quản lý văn bản điều hành và hồ sơ lưu trữ được khai thức và sử dụng hiệu quả; sử dụng chữ ký số;

– Trang thông tin điện tử được duy trì;

Cung cấp dịch vụ công trực              tuyến

mức độ 3;

– ứng dụng Phần hệ đăng ký nuôi con nuôi trong nước; văn bản đề xuất thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nuôi con nuôi

– Đối với hoạt động số hóa hồ sơ con nuôi nước ngoài): Nguồn kinh phí giải quyết nuôi con nuôi nước             ngoài

(kinh phí giao không thực hiện tự chủ);

– Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ (đối với các hoạt động còn lại)

 

35

Tổ chức Hội nghị cán bộ công chức của Cục Con nuôi năm 2022 đảm bảo thực chất, hiệu quả.

Cục Con nuôi

– Văn phòng Bộ;

– Công đoàn Bộ;

– Các đơn vị có liên quan khác

Tháng 12

Báo cáo kết quả hội nghị

Nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ

 

 

 

Văn bản mới

Văn bản xem nhiều