Quyết định 1462/QĐ-BTTTT 2021 triển khai Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030
Thuộc tính văn bản | |||
---|---|---|---|
Số ký hiệu: | Đang cập nhật | Ngày ban hành: |
22/09/2021
|
Loại văn bản: |
Quyết định
| Ngày có hiệu lực: | Đang cập nhật |
Nguồn thu thập |
Đang cập nhật
| Ngày đăng công báo |
Đang cập nhật
|
Cơ quan ban hành |
Bộ Thông tin và Truyền thông
| ||
Người ký |
Phan Tâm
| ||
BỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1462/QĐ-BTTTT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1248/QĐ-TTG NGÀY 19/7/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH “PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2021 – 2030”
___________
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030”;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 – 2030”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Cục trưởng các Cục: Thông tin cơ sở, Báo chí, Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Tin học hóa và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG Phan Tâm |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1248/QĐ-TTG NGÀY 19/7/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2021 – 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1462/QĐ-BTTTT ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em để giảm thiểu tỷ lệ tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe của trẻ em, hạnh phúc cho gia đình và xã hội.
2. Đảm bảo thông tin, tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án đến các tầng lớp nhân dân trên cả nước bằng nhiều hình thức truyền thông phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
1. Nội dung tuyên truyền
– Kiến thức và kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại cộng đồng trong các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi ngoài trời, đặc biệt là kỹ năng an toàn trong môi trường nước và bơi an toàn cho trẻ em. Tuyên truyền các biện pháp can thiệp, phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em; phòng ngừa tai nạn giao thông trẻ em; phòng ngừa ngã, cháy, bỏng, động vật cắn; phòng ngừa trẻ em tự tử.
– Các biện pháp bảo vệ trẻ em, phòng, chống các nguy cơ có thể xảy ra tai nạn, thương tích trẻ em.
2. Phương thức tuyên truyền
– Xây dựng các chuyên mục về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; sản xuất các tin bài, ảnh, phóng sự ký, trực tuyến media; multimedia (Emagazine, Infogaphic) đăng, phát trên báo điện tử; tăng cường các ký sự, phóng sự chuyên đề, các chương trình phỏng vấn, tọa đàm, hình ảnh phản ánh trên các hệ phát thanh, kênh truyền hình.
– Truyền thông thông qua các chương trình phát thanh trên hệ thống cơ sở truyền thanh cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã và các phương tiện truyền thông khác tại địa phương; thông tin trên bảng tin công cộng tại nơi đông người, tụ điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân; thông tin trên các bản tin, tài liệu không kinh doanh, các tài liệu tuyên truyền đặt tại điểm bưu điện – văn hóa xã; thông tin trên trang thông tin điện tử; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động ở cơ sở; tuyên truyền, vận động thông qua hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở…
– Truyền thông thông qua các Hội nghị, Hội thảo, Cuộc thi, Tập huấn chuyên đề về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho phóng viên các cơ quan báo chí và đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở.
– Truyền thông qua các phần mềm/ứng dụng nhằm phổ biến thông tin, kiến thức pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em thông qua mạng viễn thông và mạng internet.
3. Thời gian thực hiện
Giai đoạn năm 2021-2030.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Các đơn vị xây dựng dự toán kinh phí, triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hằng năm của đơn vị theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Thông tin cơ sở
– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện của Bộ Thông tin và Truyền thông về Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030.
– Chỉ đạo hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở.
– Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin, tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở.
– Tổ chức sản xuất các chương trình phát thanh tuyên truyền trên hệ thống cơ sở truyền thanh cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã.
– Biên tập, cung cấp các tài liệu tuyên truyền về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
-Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở các cấp.
2. Cục Báo chí; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
– Chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền về các nội dung của Chương trình; phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền.
– Phối hợp với các cơ quan liên quan của Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại giao ban báo chí định kỳ.
3. Cục Tin học hóa
Chủ chì, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và các đơn vị liên quan phát triển, xây dựng các phần mềm/ứng dụng nhằm phổ biến thông tin, kiến thức pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em thông qua mạng viễn thông và mạng internet.
4. Các Cơ quan báo chí Trung ương và địa phương
– Thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các nội dung của Chương trình; tăng số lượng các tin bài, ảnh, phóng sự ký, trực tuyến media; multimedia (Emagazine, Infogaphic); các phim tài liệu, tọa đàm trường quay và các sản phẩm truyền thông khác đăng, phát trên các loại hình báo chí.
– Tuyên truyền về những cá nhân, đơn vị tiêu biểu có thành tích, có nhiều đóng góp trong công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
5. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch truyền thông trên địa bàn.
– Chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương, cơ sở truyền thanh cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em ở địa phương
– Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các sở, ngành liên quan cung cấp thông tin về kết quả thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em ở địa phương.
– Phối hợp với Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp hướng dẫn lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở lồng ghép nội dung tuyên truyền công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong các buổi sinh hoạt cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ dân phố, khu dân cư./.
Văn bản mới
Văn bản xem nhiều