Quyết định 1705/QĐ-BGTVT 2021 phê duyệt ĐTM công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Phà Rừng
Thuộc tính văn bản | |||
---|---|---|---|
Số ký hiệu: | Đang cập nhật | Ngày ban hành: |
23/09/2021
|
Loại văn bản: |
Quyết định
| Ngày có hiệu lực: | Đang cập nhật |
Nguồn thu thập |
Đang cập nhật
| Ngày đăng công báo |
Đang cập nhật
|
Cơ quan ban hành |
Bộ Giao thông Vận tải
| ||
Người ký |
Nguyễn Xuân Sang
| ||
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ________ Số: 1705/QĐ-BGTVT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Phà Rừng năm 2021
________________
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
Căn cứ Quyết định số 2332/QĐ-BGTVT ngày 18/12/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải năm 2021;
Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Phà Rừng năm 2021 họp ngày 30/8/2021;
Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Phà Rừng năm 2021 đã được chỉnh sửa, bổ sung gửi kèm Công văn số 2583/TCTBĐATHHMB-BĐATHH ngày 10/9/2021 của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Phà Rừng năm 2021 (sau đây gọi là Dự án) của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc (sau đây gọi là Chủ dự án) thực hiện tại: Thị trấn Minh Đức, các xã: Tam Hưng, Lập Lễ, Phục Lễ, Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng với các nội dung chính tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm:
1. Niêm yết công khai quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện nghiêm túc nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.
Điều 3. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của dự án.
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng giám sát sự tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với phương tiện thi công, vận chuyển, đổ chất nạo vét của dự án.
Vụ Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra sự tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với dự án theo quy định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Môi trường, Kết cấu hạ tầng giao thông; Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam; Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng; Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – Bộ trưởng (để b/c); – Bộ Tài nguyên và Môi trường; – UBND thành phố Hải Phòng; – Sở TN&MT thành phố Hải Phòng; – Cổng TTĐT Bộ GTVT (để đăng tải); – Lưu: VT, MT (5)Thuyết. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Sang |
PHỤ LỤC
Các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường của công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Phà Rừng năm 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1705/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Thông tin về dự án
1.1. Thông tin chung
a) Tên dự án
Công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Phà Rừng năm 2021.
b) Chủ dự án
– Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc
– Địa chỉ: Số 01, Lô 11A đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, Tp.Hải Phòng
– Điện thoại: 02253.550.517
– Fax: 02253.550.797
c) Địa điểm thực hiện
Thị trấn Minh Đức và các xã: Tam Hưng, Lập Lễ, Phục Lễ, Phả Lễ thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
1.2. Phạm vi, quy mô thực hiện; các hạng mục công trình
a) Luồng hàng hải Hải Phòng
Nạo vét không liên tục tuyến luồng hàng hải Phà Rừng từ Km4+550 đến Km13+450 với tổng chiều dài các đoạn nạo vét khoảng 5,7 km, gồm 94 mặt cắt từ MC1 đến MC94 đạt chuẩn tắc kỹ thuật như sau:
– Luồng tàu 1 chiều – Chiều rộng luồng : B = 80m – Đoạn Phà Rừng. : B = 50m – Đoạn sông Giá. |
|
– Cao độ đáy nạo vét – Mái dốc nạo vét |
: H = -2,7 m (so với “0” Hải đồ). : m = 10 – Đoạn Phà Rừng. : m = 7 – Đoạn sông Giá. |
– Khối lượng nạo vét |
: 160.889 m3 |
Phạm vi nạo vét của dự án được giới hạn tại các tọa độ cụ thể sau:
Bảng 1. Tọa độ ranh giới các khu vực thi công nạo vét
STT |
Tên điểm |
Hệ toạ độ VN 2000, L0 = 105045′ múi chiếu 30 |
Chiều dài đoạn nạo vét (m) |
|
X(m) |
Y(m) |
|||
1 |
MC1 |
2310685,88 |
604357,37 |
1150 |
MC16 |
2311616,70 |
604943,52 |
||
2 |
MC17 |
2312593,33 |
605442,86 |
700 |
MC28 |
2313142,96 |
605684,07 |
||
3 |
MC29 |
2313443,17 |
605682,72 |
550 |
MC37 |
2313893,17 |
605682,72 |
||
4 |
MC38 |
2314390,35 |
605681,62 |
100 |
5 |
MC39 |
2314743,14 |
605681,37 |
100 |
6 |
MC40 |
2314943,13 |
605681,12 |
150 |
MC41 |
2314993,13 |
605680,99 |
||
7 |
MC42 |
2315439,96 |
605697,74 |
1000 |
MC60 |
2316654,53 |
605951,34 |
||
8 |
MC61 |
2317127,78 |
605460,63 |
1950 |
MC94 |
2317564,91 |
603611,59 |
||
|
Tổng |
|
|
5700 |
b) Bãi chứa chất nạo vét
Bãi chứa chất nạo vét là khu đất có diện tích 14,4 ha; dung tích bãi (đến cao độ +5,3m Hải đồ) là 215.000 m3thuộc Nhà máy đóng tàu Phà Rừng đã được UBND thành phố Hải Phòng chấp thuận tại văn bản số 2964/UBND-GT ngày 10/5/2021 được giới hạn bởi hệ thống đê bao có các tọa độ như sau:
Bảng 2. Tọa độ các điểm đặc trưng tim tuyến đê bao
STT |
Tên điểm |
Tọa độ (hệ VN2000, L0= 105°45′; MC= 3°) |
|
X(m) |
Y(m) |
||
1 |
K1 |
2317833,83 |
605096,90 |
2 |
K2 |
2317840,59 |
605407,01 |
3 |
K3 |
2317745,16 |
605400,57 |
4 |
K4 |
2317740,47 |
605399,85 |
5 |
K5 |
2317716,80 |
605396,27 |
6 |
K6 |
2317572,69 |
605394,09 |
7 |
K7 |
2317562,89 |
605522,44 |
8 |
K8 |
2317433,48 |
605445,02 |
9 |
K9 |
2317410,53 |
605103,62 |
10 |
K10 |
2317495,94 |
605016,16 |
11 |
K11 |
2317483,83 |
604989,49 |
12 |
K12 |
2317528,43 |
604905,98 |
13 |
K13 |
2317496,79 |
604864,94 |
14 |
K14 |
2317543,34 |
604754,70 |
15 |
K15 |
2317608,27 |
604765,62 |
16 |
K16 |
2317613,79 |
604784,19 |
17 |
K17 |
2317635,75 |
604803,68 |
18 |
K18 |
2317680,98 |
604985,45 |
19 |
K19 |
2317740,10 |
605003,34 |
20 |
K19′ |
2317682,67 |
604996,34 |
21 |
K20 |
2317791,91 |
605098,85 |
22 |
K21 |
2317837,40 |
605308,46 |
23 |
K22 |
2317722,27 |
605314,08 |
24 |
K23 |
2317733,07 |
605394,97 |
25 |
K24 |
2317733,07 |
605394,97 |
Tuyến đê bao bãi chứa và đê ngăn hố lắng được tính toán ổn định tổng thể theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành (22 TCN 262-2000; QCVN 04-05:2012). Tuyến đê bao được đắp bằng đất tận dụng tại chỗ, đắp từng lớp 50cm, đầm chặt với độ chặt yêu cầu k=0,85, thi công dần lên tới cao độ +5,5m (hải đồ). Thân đê được phủ bằng lớp vải bạt chống thấm bảo đảm các thông số kỹ thuật như sau:
– Tổng chiều dài tuyến đê bao: 2.175m
– Cao trình đỉnh đê: +5,5m (Hải đồ)
– Bề rộng đỉnh đê: 1,5m
– Mái dốc: m = 2
Tuyến đê ngăn hố lắng được giới hạn bởi các tọa độ sau:
Bảng 3. Tọa độ vị trí tim các điểm giới hạn tuyến đê ngăn hố lắng
STT |
Tên điểm |
Tọa độ tim đê (Hệ VN2000, L0=105°45′, múi chiếu 03° |
|
X (m) |
Y (m) |
||
1 |
K21 |
2317837,40 |
605308,46 |
2 |
K22 |
2317722,27 |
605314,08 |
3 |
K23 |
2317733,07 |
605394,97 |
Thông số kỹ thuật của tuyến đê ngăn hố lắng như sau:
– Chiều dài tuyến đê ngăn hố lắng: 181m (không bao gồm cửa tràn)
– Cao trình đỉnh đê ngăn hố lắng: +5,5m (HĐ)
Mái dốc thân đê: m=2
– Cao trình đỉnh cửa tràn: +5,0m (HĐ)
– Chiều dài cửa tràn: 20m
Hố lắng được bố trí về phía Đông Bắc bãi chứa chất nạo vét có diện tích 10.340m2.
Cửa tràn có chiều dài 20m; bề rộng đỉnh đê 1,5m; mái dốc m=2; cao trình đỉnh đê ngăn hố lắng +5,5m (HĐ); cao trình đỉnh cửa tràn +5,0m (HĐ).
c) Hố chứa tạm và luồng tạm
Hố chứa tạm và luồng tạm được bố trí về phía Bắc phao báo hiệu số 17 của luồng Phà Rừng, cách phao báo hiệu số 17 luồng hàng hải Phà Rừng khoảng 350m, có thông số kỹ thuật như sau:
– Kích thước: LxB=70×150 m
– Độ sâu nạo vét: -4,8m(HĐ)
– Mái dốc nạo vét: m=3
– Khối lượng nạo vét: V=42,741m3
Hố chứa tạm của dự án được giới hạn bởi các điểm có tọa độ như sau:
Bảng 4. Tọa độ các điểm giới hạn hố chứa tạm
STT |
Tên điểm |
Hệ tọa độ VN2000, L0 = 105°45′, MC = 3°
|
|
X (m) |
Y (m) |
||
1 |
A |
2317538,69 |
605833,25 |
2 |
B |
2317531,62 |
605902,90 |
3 |
C |
2317382,41 |
605887,52 |
4 |
D |
2317389,48 |
605817,87 |
Sau khi thi công xong hố chứa tạm được hoàn nguyên đến cao độ -4,0m; giảm trừ khối lượng hút phun lên bãi chứa là V = 12.485 m3.
1.3. Công nghệ thi công công trình
a) Đê bao bãi chứa, đê ngăn hố lắng
Sử dụng 02 máy đào gầu nghịch dung tích gầu 1,25 m3 di chuyển xung quanh bãi chứa để đào đất phía trong bãi chứa và đổ gọn lên thân để để đắp. Đất được đắp thành từng lớp dày 50cm và đầm chặt bằng máy đầm cóc với độ chặt yêu cầu k = 0,85 tới cao độ đỉnh đê là +5,5m (Hải đồ), sau đó tiếp tục sử dụng máy đào gầu nghịch để đào san vén tạo mái taluy và tôn cao bờ đê đến cao trình thiết kế.
b) Hố chứa tạm và luồng tạm
Sử dụng 02 tàu hút phun công suất ≤ 10.000 CV để nạo vét và bơm chuyển chất nạo vét từ hố chứa tạm và luồng tạm lên bãi chứa.
c) Luồng hàng hải Hải Phòng
Sử dụng 03 tàu hút bụng tự hành công suất ≤ 5.500 CV, 05 máy đào gầu dây công suất ≤ 500 CV với dung tích gầu ≤ 12 m3 để nạo vét các đoạn luồng phù hợp với thông số kỹ thuật của từng loại phương tiện.
Chất nạo vét được tàu hút bụng tự hành, 12 sà lan mở đáy công suất ≤ 1.200 CV vận chuyển về vị trí hố chứa tạm, thả xuống hố chứa tạm và được tàu hút phun bơm chuyển lên bãi chứa.
2. Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh từ dự án
2.1. Các tác động môi trường chính của dự án
Bảng 5. Các tác động môi trường chính của dự án
TT |
Hoạt động của dự án |
Các tác động môi trường chính của dự án |
1 |
Thi công đê bao bãi chứa |
a) Thay đổi chất lượng môi trường nước sông Bạch Đằng, sông Giá do: (1) hoạt động nạo vét luồng, hố chứa tạm, luồng tạm; (2) nước tràn từ khoang chứa của sà lan mở đáy, tàu hút bụng tự hành; (3) thả chất nạo vét từ sà lan mở đáy, tàu hút bụng xuống hố chứa tạm; (4) bơm hút chất nạo vét từ hố chứa tạm lên bãi chứa; (5) nước xả từ bãi chứa chất nạo vét; (6) nước thải sinh hoạt của công nhân. b) Thay đổi chất lượng môi trường không khí do bụi và khí độc (TSP, CO, SO2, NO2) phát sinh từ hoạt động của phương tiện, thiết bị tham gia thi công. c) Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại trong quá trình thi công và sinh hoạt của công nhân. d) Ảnh hưởng tới hệ sinh thái thủy sinh khu vực sông Giá, sông Bạch Đằng do thay đổi chất lượng các thành phần môi trường, sự cố môi trường trong quá trình thi công dự án. |
2 |
Thi công hố chứa tạm, luồng tạm; bố trí hệ thống đường ống phục vụ hoạt động đưa chất nạo vét lên bãi chứa |
|
3 |
Thi công nạo vét tuyến luồng |
|
4 |
Vận chuyển chất nạo vét từ khu vực nạo vét đến vị trí hố chứa tạm |
|
5 |
Thả chất nạo vét xuống hố chứa tạm |
|
6 |
Bơm chuyển chất nạo vét lên bãi chứa |
|
7 |
Hoạt động sinh hoạt của công nhân |
2.2. Quy mô, tính chất của nước thải
a) Nước xả từ bãi chứa chất nạo vét
Nước xả từ bãi chứa chất nạo vét có nồng độ chất rắn lơ lửng cao phát sinh từ quá trình bơm chất nạo vét lên bãi chứa trong 37 ngày thi công nạo vét (bao gồm: thi công hố chứa tạm; thi công nạo vét luồng) sau khi lắng đọng, tách chất nạo vét với tổng thể tích khoảng 305.445 m3.
b) Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chứa các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ và các vi sinh vật phát sinh trong 55 ngày thi công từ sinh hoạt của tối đa 127 công nhân tham gia thi công với thể tích khoảng 10,2 m3/ngày đêm và phân tán trên các phương tiện thi công.
c) Nước tràn từ khoang chứa chất nạo vét của sà lan mở đáy, tàu hút bụng
Nước tràn từ khoang chứa chất nạo vét của các sà lan mở đáy, tàu hút bụng có nồng độ chất rắn lơ lửng cao phát sinh trong khoảng 46 ngày thi công, vận chuyển chất nạo vét từ vị trí nạo vét về hố chứa tạm.
2.3. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải
Khí thải (TSP, SO2, NO2, CO) phát sinh từ hoạt động đốt nhiên liệu của các phương tiện thi công (cao nhất khoảng 29.288 lít dầu DO/ngày) trong 55 ngày trên phạm vi dọc tuyến thi công nạo vét, vận chuyển, hố chứa tạm và bãi chứa chất nạo vét.
2.4. Quy mô, tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt (gồm các chất vô cơ, chất hữu cơ không nguy hại như bọc nilon, bao bì, thức ăn thừa, gốc rau, vỏ mì tôm,…) phát sinh trong 55 ngày thi công từ hoạt động của tối đa 127 công nhân tham gia thi công với khối lượng khoảng 0,635 m3/ngày và phân tán trên các phương tiện thi công và khu vực bãi chứa chất nạo vét.
2.5. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại (chủ yếu là: dầu thải, cặn dầu, nước lẫn dầu, giẻ lau dính dầu, ắc quy thải, bóng đèn huỳnh quang,…) phát sinh trong 55 ngày thi công do rò rỉ nhiên liệu, thay dầu bôi trơn, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện tham gia thi công hoặc từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trên công trường,. với khối lượng phát sinh phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật, chu kỳ bảo dưỡng máy móc, thiết bị, phương tiện.
3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
3.1. Về thu gom và xử lý nước thải
a) Nước xả từ bãi chứa chất nạo vét
– Sử dụng tàu hút phun đúng số lượng, chủng loại, công suất được duyệt.
– Bố trí lưới lọc thô tại cửa tràn, lắng tại hố lắng và lưới lọc tinh tại cửa xả; thường xuyên kiểm tra bảo đảm hiệu quả lọc của lưới lọc.
b) Nước thải sinh hoạt
– Đối với nước thải vệ sinh: Phương tiện thủy tham gia thi công được trang bị nhà vệ sinh và được kiểm tra, chứng nhận về phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định tại QCVN 17:2011/BGTVT/SĐ2:2016.
– Đối với nước thải từ quá trình tắm giặt, rửa tay, ăn uống: được thu gom riêng, lọc tách rác có kích thước lớn trước khi xả vào nguồn tiếp nhận; rác sau khi tách phải được thu gom, lưu giữ, xử lý theo yêu cầu tại mục 3.3.
– Quy định cán bộ, công nhân tham gia thi công không phóng uế bừa bãi, không thải trực tiếp nước thải ra môi trường xung quanh.
c) Nước tràn từ khoang chứa chất nạo vét của sà lan mở đáy, tàu hút bụng
– Sử dụng máy đào gầu dây, sà lan mở đáy, tàu hút bụng đúng số lượng, chủng loại, công suất được duyệt.
– Thường xuyên kiểm tra các phương tiện chuyên chở chất nạo vét, đề phòng hư hỏng gây rò rỉ, rơi vãi bùn xuống nước gây vẩn đục dòng nước.
– Quy định cán bộ, công nhân tham gia thi công tuân thủ trọng tải của sà lan mở đáy, tàu hút bụng.
3.2. Về xử lý bụi, khí thải
Phương tiện sử dụng trong thi công đúng số lượng, chủng loại, công suất được duyệt và được kiểm tra, chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
3.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
– Phương tiện thủy tham gia thi công được bố trí thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt chuyên dụng và được kiểm tra, chứng nhận về phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của QCVN 17:2011/BGTVT/SĐ2:2016.
– Quy định cán bộ, công nhân tham gia thi công có trách nhiệm thu gom, lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt vào thùng chứa chuyên dụng trên phương tiện; không thải chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường xung quanh.
– Lưu giữ tạm thời chất thải sinh hoạt trên phương tiện; định kỳ 02-03 ngày/lần thực hiện chuyển giao, lập biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hải Phòng (như Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng; Công ty TNHH thương mại dịch vụ Toàn Thắng; Công ty Cổ phần Hòa Anh,…) để thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp với quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
3.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại
– Đối với dầu thải, nước lẫn dầu: phương tiện thủy tham gia thi công được bố trí thùng chứa, két chứa chuyên dụng, có dán nhãn tiêu chuẩn và được kiểm tra, chứng nhận về phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của QCVN 17:2011/BGTVT/SĐ:2016.
– Đối với giẻ lau dính dầu: trang bị 01 thùng chứa chuyên dụng dung tích từ 60 lít – 90 lít màu đen hoặc màu vàng trên từng phương tiện thủy tham gia thi công; dán nhãn cảnh báo tiêu chuẩn theo quy định và bố trí thùng chứa tại vị trí có mái che.
– Quy định cán bộ, công nhân tham gia thi công có trách nhiệm lưu giữ chất thải nguy hại trong thùng chứa, két chứa trên phương tiện; không thải chất thải nguy hại ra môi trường xung quanh.
– Lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại trên phương tiện; thực hiện chuyển giao, lập chứng từ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với tổ chức có chức năng trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo đúng quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
3.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
– Phương tiện sử dụng trong thi công đúng số lượng, chủng loại, công suất được duyệt và được kiểm tra, chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
– Tuân thủ biện pháp tổ chức thi công theo thiết kế bản vẽ thi công được duyệt.
– Trang bị bảo hộ lao động cá nhân giảm ồn cho công nhân vận hành phương tiện, máy móc, thiết bị thi công theo quy định.
3.6. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến rừng ngập mặn
– Chỉ thực hiện dải ống dẫn chất nạo vét tại các khu vực không có cây ngập mặn phát triển.
– Giám sát và phòng ngừa, ứng phó kịp thời sự cố rò rỉ, vỡ đường ống dẫn chất nạo vét từ hố trung chuyển tới bãi chứa.
3.7. Các công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
a) Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố tràn dầu; sự cố tại nạn giao thông thủy
– Tuân thủ phương án bảo đảm an toàn giao thông được Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng phê duyệt trong thi công công trình.
– Phương tiện thủy tham gia thi công có đủ năng lực ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg và QCVN 17:2011/BGTVT/SĐ:2016; bố trí gờ quây gom dầu cho két chứa, máy, thiết bị, khu vực bảo dưỡng, … có sử dụng/phát sinh dầu trên mặt boong phương tiện.
– Thỏa thuận với đơn vị có chức năng ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn trước khi thi công công trình để phối hợp khi xảy ra sự cố tràn dầu.
b) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố vỡ đê bao
– Bảo đảm hệ thống đê bao bãi chứa được thi công, nghiệm thu theo đúng thiết kế.
– Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình trạng bờ bao, mực nước trong bãi chứa so với chiều cao thiết kế của đê bao để có biện pháp gia cố phù hợp, kịp thời.
– Tạm dừng thi công phun chất nạo vét lên bãi chứa khi thấy hiện tượng rạn nứt, vỡ đê bao; tổ chức thực hiện gia cố lại đê bao bằng cọc cừ, trải vải địa kỹ thuật, đắp bao cát bảo; tiến hành kiểm tra chất lượng đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công trở lại; thực hiện bơm lại phần chất nạo vét bị chảy ra ngoài môi trường xung quan trở lại bãi chứa; đền bù thiệt hại theo quy định.
4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
4.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án
Chủ dự án quản lý công tác bảo vệ môi trường của dự án thông qua:
a) Quy định trách nhiệm của nhà thầu thi công tuân thủ thực hiện các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường nêu tại mục 3 trong hợp đồng thi công công trình.
b) Thuê tổ chức tư vấn độc lập giám sát, đôn đốc nhà thầu thi công trong suốt thời gian thi công công trình.
c) Thuê tổ chức quan trắc môi trường độc lập định kỳ thực hiện quan trắc, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu chất lượng môi trường liên quan trong suốt thời gian thi công công trình.
d) Tổ chức bộ máy chuyên trách hướng dẫn, phổ biến công tác bảo vệ môi trường của dự án tới cán bộ, công nhân tham gia thi công; hàng tuần kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ môi trường của nhà thầu thi công và lập, lưu trữ biên bản đánh giá theo quy định của Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT.
Chi tiết chương trình quản lý môi trường của chủ dự án tại mục 4.1 Chương 4 Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được duyệt.
4.2. Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án
a) Giám sát nước thải
– Nội dung giám sát: giám sát việc tuân thủ thực hiện các công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải nêu tại mục 3.1 Phụ lục này.
– Vị trí giám sát: trên các phương tiện thủy tham gia thi công và bãi chứa chất nạo vét.
– Đơn vị chịu trách nhiệm giám sát: Tư vấn giám sát thi công.
– Tần suất giám sát: hàng ngày trong suốt thời gian thi công công trình.
– Tần suất báo cáo: 01 tuần/lần
b) Giám sát chất thải rắn sinh hoạt
– Nội dung giám sát: giám sát khối lượng phát sinh và việc tuân thủ thực hiện các công trình, biện pháp thu gom, xử lý nêu tại mục 3.3 Phụ lục này.
– Vị trí giám sát: trên các phương tiện thủy tham gia thi công và bãi chứa chất nạo vét.
– Đơn vị chịu trách nhiệm giám sát: Tư vấn giám sát thi công.
– Tần suất: hàng ngày trong suốt thời gian thi công công trình.
– Tần suất báo cáo: 01 tuần/lần.
c) Giám sát chất thải nguy hại
– Nội dung giám sát: giám sát khối lượng phát sinh và việc tuân thủ thực hiện các công trình, biện pháp thu gom, xử lý nêu tại mục 3.4 Phụ lục này.
– Vị trí giám sát: trên các phương tiện thủy tham gia thi công và bãi chứa chất nạo vét.
– Đơn vị chịu trách nhiệm giám sát: Tư vấn giám sát thi công.
– Tần suất: hàng ngày trong suốt thời gian thi công công trình.
– Tần suất báo cáo: 01 tuần/lần.
d) Giám sát chất lượng môi trường nước
Bảng 4. Chương trình giám sát chất lượng môi trường nước
STT |
Ký hiệu |
Mô tả vị trí |
Chỉ tiêu |
Tần suất |
1 |
NM1 |
Khu vực ngã ba sông Giá, Phà Rừng (P15-16) |
pH, DO, TSS, tổng dầu mỡ khoáng |
– 07 ngày/lần trong thời gian thi công – 02 mẫu/vị trí: triều cường, triều kiệt |
2 |
NM2 |
Khu vực thi công đoạn Phà Rừng (P9-10) |
||
3 |
NM3 |
Khu vực thi công đoạn Phà Rừng (giữa đoạn cặp phao P5-6 và cặp P7-8) |
||
4 |
NM4 |
Khu vực hố chứa tạm |
||
5 |
NM5 |
Nước mặt khu vực tiếp nhận nước từ bãi chứa |
Việc giám sát chất lượng môi trường nước diễn ra trong suốt thời gian thi công của dự án và bắt đầu kể từ khi nhà thầu thi công tiến hành thi công hố chứa tạm phun chất nạo vét lên bãi chứa./.
Văn bản mới
Văn bản xem nhiều