Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Quyết định 552/QĐ-BTP Kế hoạch phát triển Trí tuệ nhân tạo đến 2030

Quyết định 552/QĐ-BTP Kế hoạch phát triển Trí tuệ nhân tạo đến 2030
Lĩnh vực luật: Sở hữu trí tuệ
Thuộc tính văn bản
Số ký hiệu:
Đang cập nhật
Ngày ban hành:
12/04/2021
Loại văn bản:
Quyết định
Ngày có hiệu lực:
Đang cập nhật
Nguồn thu thập
Đang cập nhật
Ngày đăng công báo
Đang cập nhật
Cơ quan ban hành
Bộ Tư pháp
Người ký
Phan Chí Hiếu

BỘ TƯ PHÁP
_________

Số: 552/QĐ-BTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2021

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 của Bộ Tư pháp

________________

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

 

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 của Bộ Tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Vụ trưởng Pháp luật hình sự – hành chính, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– P.TTgTTCP Trương Hòa Bình (để báo cáo);
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
– Bộ Khoa học và Công nghệ (để điều phối theo dõi và phối hợp thực hiện);
– Các Thứ trưởng (để biết, chỉ đạo thực hiện);
– Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
– Lưu: VT, PLDSKT (DS, Hằng).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Phan Chí Hiếu

 

 

BỘ TƯ PHÁP
_________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________________

 

 

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 của Bộ Tư pháp

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 551/QĐ-BTP ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Phần 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 

I. Mục đích

Tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Bộ Tư pháp đã được xác định tại Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 và Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

II. Yêu cầu

1. Cụ thể hóa đầy đủ nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trên cơ sở bám sát quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng chiến lược và nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 và Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

2. Các nhiệm vụ được xác định có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình thực hiện và bảo đảm tính khả thi.

3. Phân công trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ các đơn vị, đồng thời tăng cường phối kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ.

 

Phần 2. NỘI DUNG

 

A. NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO TẠI QUYẾT ĐỊNH S 2289/QĐ-TTG

I. Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khung pháp luật về tài sản, hợp đồng, quyền sở hữu và các vấn đề khác có liên quan của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

1. Rà soát các quy định của pháp luật về tài sản, hợp đng, quyền sở hữu và các vấn đề khác có liên quan của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

b) Đơn vị phối hợp: Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Tổng cục Thi hành án dân sự, Vụ Pháp luật quốc tế, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, Viện Khoa học pháp lý, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả rà soát quy định của pháp luật về tài sản, hợp đồng, quyền sở hữu và các vấn đề khác có liên quan của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

đ) Thời gian hoàn thành: Năm 2021.

2. Tổ chức các cuộc họp, khảo sát để thu thập thông tin, đánh giá thực tiễn của các đối tưng đcó thêm thông tin thực tế xây dựng Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về khung pháp luật về tài sản, hợp đồng, quyền sở hữu và các vấn đề khác có liên quan của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

b) Đơn vị phối hợp: Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Vụ Pháp luật quốc tế, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, Viện Khoa học pháp lý, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả cuộc họp, khảo sát.

đ) Thời gian hoàn thành: Năm 2021.

3. Hội thảo lấy ý kiến về kết quả nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khung pháp luật về tài sản, hợp đồng, quyền sở hữu và các vấn đề khác có liên quan của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả Hội thảo.

đ) Thời gian hoàn thành: Năm 2021.

4. Xây dựng Báo cáo nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khung pháp luật về tài sản, hợp đồng, quyền sở hữu và các vấn đề khác có liên quan của Cách mạng công nghiệp lần thtư trình Thủ tướng Chính phủ

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật quốc tế, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Viện Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Hà Nội, Vụ Pháp luật hình sự – hành chính và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khung pháp luật về tài sản, hợp đồng, quyền sở hữu và các vấn đề khác có liên quan của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trình Thủ tướng Chính phủ.

đ) Thời gian hoàn thành: Năm 2021.

5. Trả lời các vướng mắc pháp lý theo đề nghị của các Bộ, ngành thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp

a) Đơn vị chủ trì: Theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan.

c) Kết quả đầu ra: Văn bản trả lời Bộ, ngành.

d) Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2030.

II. Xây dựng Báo cáo nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong dự báo, phân tích chính sách, soạn thảo, ban hành, tchức, giám sát thực thi pháp luật, bảo đảm cơ chế phản hồi thông tin, phản ứng chính sách kịp thời, chính xác, theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế – xã hội trình Thủ tướng Chính phủ

1. Tổ chức các cuộc họp, khảo sát đthu thập thông tin, đánh giá thực tiễn ứng dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp làn thứ tư trong dự báo, phân tích, soạn thảo, ban hành, tổ chức, giám sát thực thi pháp luật

a) Đơn vị chủ trì: Viện Khoa học pháp lý.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả cuộc họp, kết quả khảo sát.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021 và năm 2022.

2. Hội thảo lấy ý kiến về kết quả nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp ln thứ tư trong dự báo, phân tích chính sách, soạn thảo, ban hành, tổ chức, giám sát thực thi pháp luật, bảo đảm cơ chế phản hồi thông tin, phản ứng chính sách

a) Đơn vị chủ trì: Viện Khoa học pháp lý.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả Hội thảo.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021 và năm 2022.

3. Xây dựng Báo cáo nghiên cứu giải pháp đy mạnh ứng dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp ln thứ tư trong dự báo, phân tích chính sách, soạn thảo, ban hành, tổ chức, giám sát thực thi pháp luật, bảo đảm chế phản hồi thông tin, phản ứng chính sách kịp thời, chính xác, theo kịp sự thay đi nhanh chóng của đời sống kinh tế – xã hội trình Thủ tướng Chính phủ

a) Đơn vị chủ trì: Viện Khoa học pháp lý.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong dự báo, phân tích chính sách, soạn thảo, ban hành, tổ chức, giám sát thực thi pháp luật, bảo đảm cơ chế phản hồi thông tin, phản ứng chính sách kịp thời, chính xác, theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế, xã hội trình Thủ tướng Chính phủ.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2023.

4. Trả lời các vướng mắc pháp lý theo đề nghị của các Bộ, ngành thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp

a) Đơn vị chủ trì: Theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan.

c) Kết quả đầu ra: Văn bản trả lời Bộ, ngành.

d) Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2030.

III. Xây dựng Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Bộ Tư pháp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Viện Khoa học pháp lý và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Bộ Tư pháp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

đ) Thời gian hoàn thành: Trước ngày 10/12 hàng năm.

B. NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 127/QĐ-TTG

I. Xây dựng Báo cáo về hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp luật về trách nhiệm pháp lý của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

1. Xây dựng Báo cáo về hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp luật về trách nhiệm dân sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

1.1. Rà soát các văn bản pháp luật về trách nhiệm dân sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả rà soát văn bản pháp luật về trách nhiệm dân sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021.

1.2. Xây dựng các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu làm rõ bản chất và kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm dân sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu về bản chất và kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm dân sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021 và năm 2022.

1.3. Xây dựng các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu làm rõ bản chất và kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm dân sự của các đi tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu về bản chất và kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm dân sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021 và năm 2022.

1.4. Tổ chức khảo sát thực tiễn, tọa đàm, cuộc họp trao đổi, thảo luận về kết quả nghiên cứu, rà soát văn bản pháp luật về trách nhiệm dân sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả Tọa đàm, cuộc họp, khảo sát.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021 và năm 2022.

1.5. Xây dựng Báo cáo về hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp luật về trách nhiệm dân sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo về hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp luật về trách nhiệm dân sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2023.

2. Xây dựng Báo cáo về hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp luật về trách nhiệm hình sự của các đối tượng liên quan ti trí tuệ nhân tạo

2.1. Rà soát các văn bản pháp luật về trách nhiệm hình sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Các Báo cáo kết quả rà soát văn bản pháp luật về trách nhiệm hình sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo gửi về Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế để tổng hợp chung.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021.

2.2. Xây dựng các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu làm rõ bản chất và kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm hình sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu về bản chất và kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm hình sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo gửi về Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế để tổng hợp chung.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021 và năm 2022.

2.3. Xây dựng các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu làm rõ bản chất và kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm hình sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu về bản chất và kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm hình sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo gửi về Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế để tổng hợp chung.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021 và năm 2022.

2.4. Tổ chức khảo sát thực tiễn, tọa đàm, cuộc họp trao đổi, thảo luận về kết quả nghiên cứu, rà soát văn bản pháp luật về trách nhiệm hình sự của các đi tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả Tọa đàm, cuộc họp, khảo sát.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021 và năm 2022.

2.5. Xây dựng Báo cáo về hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp luật về trách nhiệm hình sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo về hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp luật về trách nhiệm hình sự của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo gửi Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế để tổng hợp chung.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2023.

3. Xây dựng Báo cáo về hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp luật về trách nhiệm hành chính của các đối tượng liên quan ti trí tuệ nhân tạo

3.1. Rà soát các văn bản pháp luật về trách nhiệm hành chính của các đi tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Các Báo cáo kết quả rà soát văn bản pháp luật về trách nhiệm hành chính của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo gửi về Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế để tổng hợp chung.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021.

3.2. Xây dựng các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu làm rõ bản chất và kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm hành chính của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu về bản chất và kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm hành chính của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo gửi về Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế để tổng hợp chung.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021 và năm 2022.

3.3. Xây dựng các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu làm rõ bản chất và kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm hành chính của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu về bản chất và kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm hành chính của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo gửi về Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế để tổng hợp chung.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021 và năm 2022.

3.4. Tổ chức khảo sát thực tiễn, tọa đàm, cuộc họp trao đổi, thảo luận về kết quả nghiên cứu, rà soát văn bản pháp luật về trách nhiệm hành chính của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả Tọa đàm, cuộc họp, khảo sát.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2021 và năm 2022.

3.5. Xây dựng Báo cáo về hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp luật về trách nhiệm hành chính của các đi tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo về hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp luật về trách nhiệm hành chính của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo gửi Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế để tổng hợp chung.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2023.

4. Hội nghị góp ý hoàn thiện Báo cáo đề xuất xây dựng và hoàn thiện bổ sung các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của các đối tượng liên quan ti trí tuệ nhân tạo

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, Viện Khoa học pháp lý, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả Hội nghị.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2023.

5. Xây dựng Báo cáo đề xuất xây dựng và hoàn thiện bổ sung các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo trình Thủ tướng Chính phủ

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quả đầu ra: Báo cáo rà soát, đề xuất xây dựng và hoàn thiện bổ sung các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của các đối tượng liên quan tới trí tuệ nhân tạo trình Thủ tướng Chính phủ.

đ) Thời gian hoàn thành: Năm 2024.

II. Xây dựng Báo cáo về tình hình triển khai Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Bộ Tư pháp (thông qua Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối tng hợp) trình Thủ tướng Chính phủ

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d) Kết quđầu ra: Báo cáo về tình hình triển khai Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Bộ Tư pháp (thông qua Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối tổng hợp) trình Thủ tướng Chính phủ.

đ) Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15/12 hàng năm.

III. Trả lời các vướng mắc pháp lý theo đề nghị của các Bộ, ngành thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp

a) Đơn vị chủ trì: Theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

c) Kết quả đầu ra: Văn bản trả lời Bộ, ngành.

d) Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2030.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị thường xuyên trao đổi, cung cấp, cập nhật thông tin về tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao gửi về Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế để kịp thời theo dõi, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

2. Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế là đơn vị đầu mối, tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ tổ chức thực hiện Kế hoạch này; có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện; kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ tình hình, kết quả và đề xuất phương án xử lý các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ.

D. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ (nếu có).

2. Cục Kế hoạch – Tài chính, Văn phòng Bộ hướng dẫn lập dự toán và thực hiện thanh quyết toán theo quy định; hướng dẫn cụ thể các đơn vị thuộc Btrong việc lập dự toán và thực hiện thanh quyết toán theo quy định./.

Văn bản mới

Văn bản xem nhiều