Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng mua bán?

Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng mua bán?

Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng mua bán?

Hôm nay công ty Legalzone xin gửi tới mọi người bài viết về: Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng mua bán?

1. Khái niệm văn phòng đại diện theo quy định pháp luật

Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng mua bán?

Văn phòng đại diện gồm có: Văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong nước và Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.

Theo Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều Văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính. Trường hợp lập Văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt Văn phòng đại diện.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

2. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong nước có thể ký hợp đồng không?

Căn cứ Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Như vậy, nhìn chung Văn phòng đại diện được lập ra với chức năng: Là một văn phòng trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác; Thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; Có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của Công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên,… nhưng không được quyền nhân danh chính mình để ký kết hợp đồng riêng.

3. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có thể ký hợp đồng không?

Theo Điều 30 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì trong phạm vi hoạt động của mình, Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có chức năng như sau: Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Từ chức năng trên có thể thấy Văn phòng đại diện không có chức năng ký kết hợp đồng.

Ngoài ra, theo Điều 18 Luật thương mại 2005 quy định Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại theo luật định chứ không được thực hiện hoạt động sinh lợi tại Việt Nam. Nghĩa là, Văn phòng đại diện không được phép ký kết hợp đồng vì mục đích kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng hóa và liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa vì nó được coi là hoạt động sinh lợi tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài vẫn có quyền ký hợp đồng trong hai trường hợp sau đây:

Thứ nhất, theo khoản 3 Điều 18 Luật thương mại 2005 Văn phòng đại diện được ký những hợp đồng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của  mình như: Thuê địa điểm đặt trụ sở, thuê, mua các phương tiện vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện; Tuyển dụng lao động (người Việt Nam, người nước ngoài); Mở tài khoản ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động của Văn phòng đại diện.

Thứ hai, việc ký hợp đồng vẫn có thể được thực hiện theo khoản 3 Điều 18 Luật Thương mại 2005 và cụ thể ở khoản 7 Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam quy định: Trong trường hợp thương nhân nước ngoài ủy quyền cho người đứng đầu Văn phòng đại diện giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết. Như vậy, khi có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài, Trưởng Văn phòng đại diện có thể thay mặt công ty ký hợp đồng mua bán nhân danh công ty.

Trên đây là bài viết của Công ty Luật Legalzone. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0888889366 hoặc Fanpage để được tư vấn và hỗ trợ. Bạn có thể tham khảo các thủ tục pháp luật khác trên trang Thủ tục pháp luật của chúng tôi hoàn toàn miễn phí.

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký