Bản quyền tác giả, Tin tức

Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng diển ra một cách tinh vi, xuất hiện nhiều. Vậy khi đó, hành vi Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý theo pháp luật như thế nào? Sau đây, Công ty Luật Legalzone sẽ giải đáp thắc mắc trên cho các bạn.

1. Khái niệm quyền sỏ hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng ( điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005)

  •  Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  •  Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
  • Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu

2. Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hiện tại, pháp luật quy định về việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thành ba biện pháp chính: Biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự. Tùy thuộc vào mức độ xâm phạm, hậu quả xâm phạm mà chúng ta sẽ xác định được chính xác cần áp dụng biện pháp nào để phù hợp.

2.1 Biện pháp dân sự

Khi pháp hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự theo hướng dẫn tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  1. “Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
  2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
  3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
  4. Buộc bồi thường thiệt hại.
  5. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”

2.2 Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính được áp dụng xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: cảnh cáo và phạt tiền. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này

2.3 Biện pháp hình sự

Nếu hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự. Theo định hướng đó, Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ  khẳng định: “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.”

Trên đây là bài viết của Công ty Luật Legalzone về xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu có bất kỳ câu hỏi cần giải đáp, vui lòng liên hệ:

Tải ứng dụng thu tục phap luạt để cập nhật nhiều thông tin pháp luật hữu ích

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:

Hotline: 0888889366

Related Posts