Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Theo Điều 226 Bộ Luật Hình Sự
Bài viết này đề cập đến tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 Bộ luật Hình sự. Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh. Tội xâm phạm này bao gồm việc chiếm đoạt quyền sở hữu, sử dụng bất hợp pháp hoặc gian lận trong kinh doanh. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu đồng hoặc án tù từ 6 tháng đến 3 năm. Các pháp nhân thương mại có thể bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động trong một thời gian nhất định.
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 Bộ luật Hình sự (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, Legalzone giải đáp như sau:
1. Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019 và 2022), quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
2. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 Bộ luật Hình sự
2.1. Cấu thành tội phạm về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
* Chủ thể:
Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
* Khách thể:
Khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân được pháp luật quy định và bảo vệ.
* Mặt khách quan
Người phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi thực hiện một trong số các hành vi sau:
– Chiếm đoạt quyền sở hữu (quyền sở hữu trí tuệ) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam.
– Có hành vi sử dụng bất hợp pháp (trái pháp luật) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
* Mặt chủ quan:
– Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
– Người phạm tội thực hiện tội phạm vì mục đích kinh doanh (vụ lợi), đây là một trong các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này, người có các hành vi nêu ở trên nhưng không vì mục đích kinh doanh thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
2.2. Các khung hình phạt đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Nếu các cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với khung hình phạt như sau:
(1) Đối với cá nhân:
* Khung 1: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm khi:
Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
Hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
* Khung 2: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các trường hợp sau đây:
(i) Có tổ chức;
(ii) Phạm tội 02 lần trở lên;
(iii) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
(iv) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
(v) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
* Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
(2) Đối với pháp nhân thương mại:
Cụ thể tại khoản 4 Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), pháp nhân thương mại phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng khi thực hiện hành vi quy định tại Khung 1 đối với cá nhân với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu
Hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm khi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại (i), (ii), (iii), (iv), (v) khung 2 đối với cá nhân;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Nguyễn Thị Hoài Thương
1. Quyền sở hữu công nghiệp là gì và những đối tượng nào thuộc quyền sở hữu công nghiệp?
– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
2. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 Bộ luật Hình sự có những cấu thành và hình phạt nào?
– Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được cấu thành khi người phạm tội chiếm đoạt quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, hoặc có hành vi sử dụng bất hợp pháp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
– Đối với cá nhân, hình phạt có thể là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với pháp nhân thương mại, hình phạt có thể là phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.
– Ngoài hình phạt trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền bổ sung và các hình phạt bổ sung khác như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng