Luật hình sự

Buôn bán trẻ sơ sinh

Hiện nay, “nạn”  buôn bán trẻ sơ sinh diễn ra vô cùng tinh vi và nguy hiểm. Cùng Legalzone tìm hiểu  các vấn đề xoay quanh đến hành vi vi phạm pháp luật này thông qua bài viết sau đây:

Thực trạng vấn nạn buôn bán trẻ sơ sinh

Theo Cục Bà mẹ -Trẻ em (Bộ Y tế), qua công tác kiểm tra, giám sát cũng như thông tin từ các cơ quan truyền thông, Bộ Y tế được biết hiện nay ngoài xã hội tồn tại một số đường dây lợi dụng danh nghĩa xin con nuôi để buôn bán trẻ sơ sinh, trục lợi gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội.

Điều đáng lưu ý, tình trạng trên xảy ra không loại trừ có sự tham gia, tiếp tay cho các đường dây này từ trong nội bộ nhân viên của các cơ sở y tế, bệnh viện.

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị tổn thương bởi các hành vi trái pháp luật và đạo đức, vì vậy việc ngăn chặn, đẩy lùi nạn buôn bán trẻ sơ sinh luôn là điều xã hội hướng đến.

Các quy định nhằm hạn chế hành vi buôn bán trẻ sơ sinh

Xuất phát từ hoạt động nuôi và nhận nuôi con nuôi cả trong và ngoài nước hiện nay diễn ra khá phổ biến, bởi vậy pháp luật cũng có những quy định chặt chẽ về vấn đề này nhằm hạn chế hành vi buôn bán trẻ sơ sinh

Quy định về thời hạn đăng ký khai sinh

Phân tích các quy định về nhận nuôi con nuôi thì khi người nào đó muốn nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi thì trước hết đứa trẻ này cần được đi khai sinh để lấy giấy khai sinh. Khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch năm  2014 quy định “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”

Quy định này nhằm hạn chế tối đa việc “bỏ sót” ghi nhận sự kiện sinh, đồng thời hạn chế việc thay đổi thông tin khai sinh trong việc buôn bán trẻ sơ sinh

Quy định về việc nhận nuôi con nuôi

Trong trường Trường hợp phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi  thì người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho UBND cấp xã hoặc công an xã, phường nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Sau 30 ngày, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì tổ chức hoặc người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ, người muốn nhận trẻ làm con nuôi có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ.

về điều kiện nhận nuôi con nuôi, Luật Nuôi con nuôi quy định, người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi…

Những người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù; Mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em…không được nhận nuôi con nuôi

Trẻ em được nhận làm con nuôi phải dưới 16 tuổi (trừ trường hợp luật định). Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Khi có đủ điều kiện để nhận nuôi con nuôi, bên nhận nuôi cần chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, bao gồm: Đơn xin nhận con nuôi; Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; Phiếu lý lịch tư pháp; Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; Giấy khám sức khoẻ; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế…Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi gồm: Giấy khai sinh; Giấy khám sức khoẻ; Biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi…

Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

 Trong trường hợp người nước ngoài nhận nuôi con nuôi là người Việt Nam họ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, Có tư cách đạo đức tốt; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; Không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 

Về trình tự thủ tục nhận nuôi con nuôi, người nhận nuôi con nuôi sẽ nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi tại Cục Con nuôi (Bộ tư pháp).

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi, Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp, nếu UBND cấp tỉnh đồng ý thì ra thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp; trường hợp không đồng ý thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi người nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận nuôi con nuôi đang thường trú. Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp trình UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.  Sau đó, Sở Tư pháp trình, UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Cuối cùng, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận nuôi con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Trong thời hạn 60 ngày, người nhận nuôi con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi.

Như vậy, theo quy định hiện hành, việc cho và nhận con nuôi phải tuân thủ các quy định khá chặt chẽ, nghiêm ngặt. Tuy vậy, thực tế cho thấy, việc cho, nhận con nuôi đang diễn ra khá phổ biến thông qua mạng xã hội. Việc cho nhận con nuôi nếu không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật tiềm ẩn nhiều rủi ro, là một trong những nguyên nhân khiến việc khai sinh cho đứa trẻ gặp nhiều khó khăn, chưa nói đến việc những người nhận con nuôi có nguy cơ bị các đối tượng môi giới, cò mồi, lật lọng đòi lại đứa trẻ để rao bán cho người khác kiếm lời

Hình phạt đối với hành vi buôn bán trẻ sơ sinh

Đối với những đối tượng thực hiện hành vi buôn bán trẻ sơ sinh sẽ phải chịu hình phạt về tội mua bán người dưới 16 tuổi được quy định tại Khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, theo đó:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

c) Đối với từ 02 người đến 05 người;

d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e.Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Vì động cơ đê hèn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

e) Đối với 06 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

4.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.

Trên đây là bài viết về hành vi buôn bán trẻ sơ sinh, hãy liên hệ với Legalzone khi quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào chưa được giải đáp

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd