Có đòi lại được quyền nuôi con? Cách giành lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn?
Thứ nhất, về chủ thể có quyền khởi kiện để giành quyền nuôi con, yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sau khi đã ly hôn, người có quyền khởi kiện để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ bao gồm một trong các chủ thể sau:
– Cha, hoặc mẹ đẻ của người con này. Họ có thể là người đang trực tiếp nuôi con hoặc là người không được trực tiếp nuôi con theo nội dung của bản án/quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trước đó, nhưng họ có mong muốn được thay đổi hoặc giành lại quyền trực tiếp nuôi con.
Theo đó, người đang trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi việc trực tiếp nuôi con, để giao lại quyền nuôi con cho người chồng/vợ cũ – người hiện không nuôi con khi họ không còn đủ điều kiện để nuôi dưỡng con hoặc đã tự thương lượng được với người không trực tiếp nuôi con.
Còn người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con, giành lại quyền nuôi con từ “người đang trực tiếp nuôi con” khi họ cảm thấy người đang trực tiếp nuôi con không đảm bảo được điều kiện, quyền và lợi ích hợp pháp của con, trong khi bây giờ khả năng của họ hoàn toàn đáp ứng được điều kiện để cho người con có một cuộc sống ổn định, và tốt nhất. Đây là điều họ chưa làm được, và bị đất lợi trong việc giành nuôi con khi ly hôn trước đó.
– Ngoài cha, mẹ – người trực tiếp sinh ra người con này, thì khi xác định được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con và trong trường hợp cần thiết vì lợi ích của người con này, thì những người thân thích của người con này, hoặc đại diện một số cơ quan chuyên môn về phụ nữ và trẻ em như Hội liên hiệp phụ nữ, hoặc cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hoặc cơ quan quản lý nhà nước về gia đình (ví dụ Ủy ban nhân dân các cấp) có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Thứ hai, về điều kiện để giành lại quyền nuôi con, thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Khi một trong các chủ thể nêu trên có đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con thì Tòa án cần thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ, và chỉ giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Cha và mẹ cùng đồng thuận, thống nhất thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con trên cơ sở phù hợp và đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của con.
Cũng như những quan hệ dân sự khác, pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự. Quan hệ hôn nhân cũng vậy, mặc dù đã ly hôn nhưng trong mối quan hệ cha – con, mẹ – con thì người làm cha, làm mẹ đều có quyền và nghĩa vụ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con và có quyền thỏa thuận, sắp xếp việc thăm nom, chăm sóc con để phù hợp với lợi ích của con, đảm bảo tốt nhất việc nuôi dưỡng, giáo dục con.
Khi hai vợ chồng có sự đồng thuận trong việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì vợ và chồng phải cùng nhau ký vào “văn bản thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn”, đồng thời làm đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận này. Tòa án sau khi nhận được hồ sơ khởi kiện của hai bên sẽ thực hiện việc xem xét hồ sơ, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha và mẹ, nếu xét thấy việc thỏa thuận này hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con thì Tòa sẽ ra quyết định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi ly hôn.
- Trường hợp 2: Có đầy đủ căn cứ cho thấy người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Ngoài trường hợp hai cha mẹ đồng thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì quyền nuôi con vẫn được thay đổi so với quyết định ban đầu trong Quyết định/Bản án ly hôn đã có hiệu lực của Tòa án nếu có đầy đủ chứng cứ cho thấy người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con như trước nữa. Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con vẫn được xem xét trên các phương diện:
– Về kinh tế: Người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con phải là người có điều kiện kinh tế ổn định, thể hiện thông qua việc có tài sản hoặc có công việc ổn định, phát sinh thu nhập đủ để nuôi sống và đáp ứng những điều kiện sống tối thiểu của người con và chính họ. Điều đó có nghĩa, khi người hiện tại đang được trực tiếp nuôi con không còn tài sản cũng không có không việc, hay công việc không ổn định, dẫn đến kinh tế không ổn định, không đáp ứng điều kiện để nuôi sống chính họ và người con, cuộc sống bấp bênh, khó khăn. Trường hợp này là một trong những căn cứ để người cha/mẹ còn lại (người không được trực tiếp nuôi con theo Bản án/quyết định có hiệu lực của Tòa án) yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.
– Về điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con: Người trực tiếp nuôi con phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như có hành vi xâm hại đến tính mạng sức khỏe, tính mạng của con; hay có lối sống đồi trụy, hay ép buộc con làm những việc vi phạm đến pháp luật và đạo đức xã hội… Người nuôi con còn phải có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, yêu thương, nuôi dưỡng con. Điều đó có nghĩa, khi một người không còn đáp ứng những điều kiện nêu trên thì người cha/mẹ còn lại có quyền thu thập bằng chứng để yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Thông thường, trên thực tế, việc không đáp ứng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con trong trường hợp này thường diễn ra dưới những hoàn cảnh như:
+ Người được trực tiếp nuôi con đi lấy chồng/hoặc vợ mới, mà không trực tiếp chăm sóc con mà để con cho ông, bà hoặc người thân khác nuôi dưỡng.
+ Cha/mẹ – người đang trực tiếp nuôi dưỡng người con này có những hành vi bạo hành, đánh đập, gây thương tích cho con hoặc có hành vi xâm hại tình dục, dâm ô với con.
+ Cha/mẹ – người đang trực tiếp nuôi dưỡng con quá bận rộn với công việc, đi sớm về muộn, không thể dành thời gian để chăm sóc con, mà thường phải gửi người khác chăm sóc.
+ Cha/mẹ – người đang trực tiếp nuôi dưỡng con ép buộc con phải thực hiện các hành vi trái pháp luật như trộm cắp, lừa đảo, giết người.
+ Cha/mẹ – người đang trực tiếp nuôi dưỡng con ngăn cản, cấm đoán không cho con được đi học, đến trường, đốt hết quần áo, sách vở của con, hành hạ con….
Những trường hợp này cho thấy, dù xuất phát từ lỗi vô tình hay cố ý, hay do sự ép buộc của hoàn cảnh thì những trường hợp này đều cho thấy con đang không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, không được thực hiện các quyền lợi cơ bản như được chăm sóc, ăn mặc, học hành… Đây là điều kiện để người cha/mẹ còn lại có thể khởi kiện để giành lại quyền trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con.
– Về môi trường sống của con: Trường hợp người đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con không thể tạo ra môi trường sống cho con mà làm cho con phải sống trong môi trường thường xuyên bị bạo hành, bạo lực, tiếp xúc nhiều với tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc… thì đây là môi trường có thể ảnh hưởng xấu đến việc hình thành và phát triển nhân cách, sự phát triển bình thường của trẻ.
Trên cơ sở sự phân tích nêu trên, khi xuất hiện một trong các căn cứ nêu trên thì người không trực tiếp nuôi con hoặc một số cơ quan khác về bà mẹ và trẻ em có thể làm đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn để đảm bảo rằng người con có thể được sống trong tình yêu thương, sự quan tâm, được hưởng tất cả những quyền lợi cơ bản của một con người, vì quyền và lợi ích chính đáng của người con này.
Thứ ba, về thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Sau khi có đầy đủ căn cứ để giành quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, người có yêu cầu sẽ phải nộp đơn khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Kèm theo đơn khởi kiện, người nộp đơn còn cần phải cung cấp các giấy tờ tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Tòa án sau khi xem xét, hồ sơ, tài liệu khởi kiện, đồng thời thực hiện việc hòa giải, đưa vụ việc ra xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự thì sẽ quyết định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sau khi đã xem xét đầy đủ các chứng cứ và dựa trên căn cứ theo quy định của Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong quá trình xem xét thì đối với trường hợp con đã từ đủ 07 tuổi trở lên thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con cần xem xét cả nguyện vọng của cháu bé.
Đồng thời, nếu trong quá trình xét xử mà cả cha và mẹ của cháu bé không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc thuộc trường hợp bị hạn chế về quyền của cha mẹ đối với con thì Tòa án sẽ giao quyền trực tiếp nuôi con cho người giám hộ hợp pháp theo chế định giám hộ trong Bộ luật Dân sự.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải được ghi nhận trong Quyết định/Bản án của Tòa án. Một trong các bên đương sự khi không đồng ý với nội dung Bản án/Quyết định của Tòa án thì có quyền kháng cáo trong thời hạn theo thủ tục tố tụng dân sự chung. Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con sẽ được phát sinh kể từ thời điểm Bản án/Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, Cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trường hợp vì vướng mắc về mặt tình cảm, hôn nhân tan vỡ mà chỉ có một bên được quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con, còn bên còn lại chỉ có quyền thăm nom, cấp dưỡng cho con thì người không được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con, hoặc tổ chức, cơ quan có liên quan khác vẫn có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con này khi có đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật.
———————————-
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 088.888.9366
Email: [email protected]
Webside: https://legalzone.vn/
Head Office: ECOLIFE BUILDING, 58 To Huu Street,
Trung Van Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Xem thêm: Giải quyết các vấn đề tranh chấp khác tại:
https://legalzone.vn/tranh-chap-ve-cac-van-de-dan-su-khac/
Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng