Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Công ty bảo hiểm thất nghiệp

Công ty bảo hiểm thất nghiệp

Chuyên mục: Bảo hiểm

Công ty bảo hiểm thất nghiệp

Câu hỏi 1:

Tôi có làm việc ở công ty 6 tháng nhưng công ty không đóng bảo hiểm cho tôi thì có đúng không? Nay tôi phải làm như thế nào để được đóng bảo hiểm? Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động bị phạt như thế nào? Và tôi có có thể đóng bảo hiểm xã hội cho công ty bảo hiểm thất nghiệp để bù lại cho khoảng thời gian trước đó không được tham gia không? Mong sớm được giải đáp! Tôi cám ơn nhiều!

Luật sư trả lời

Với câu hỏi công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động bị phạt như thế nào; Tổng đài tư vấn LegalZone xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề tham gia BHXH khi làm việc được 6 tháng – Công ty bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:  

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

Trường hợp của bạn nếu đã ký hợp đồng từ đủ 01 tháng trở lên thì theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công ty có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho bạn. Nếu công ty không đóng thì đã vi phạm quy định pháp luật.

Thứ hai, về hướng giải quyết khi không được đóng bảo hiểm

Căn cứ Khoản 1 Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 118. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội

1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềnxem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình…”.

Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ty, tổ chức Công đoàn để công ty xem xét lại hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn. Hoặc bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động – thương binh và xã hội cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở. Trong trường hợp không giải quyết cho bạn hoặc giải quyết mà bạn không thấy thỏa đáng, bạn cũng có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu giải quyết.

Thứ ba, công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động bị phạt như thế nào

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

“2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo him xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụnglao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm x ã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”.

Như vậy:

Nếu công ty bạn không đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Còn nếu trường hợp công ty bạn không đóng cho một số trường hợp, hoặc không đóng cho bạn thì bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo him xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Đồng thời, công ty còn bị buộc đóng đủ số tiền chưa đóng và cả tiền lãi chậm đóng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Kinh nghiệm lấy bảo hiểm thất nghiệp

Thứ tư, về vấn đề đóng BHXH tự nguyện để bù lại cho thời gian không được đóng trước đó

Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

… 4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này”.

Như vậy , chỉ khi bạn không thuộc trường hợp đóng BHXH bắt buộc thì mới có thể tham gia BHXH tự nguyện. Trong khi đó, như đã phân tích ở trên thì bạn thuộc đối tượng được công ty đóng BHXH bắt buộc. Mặt khác, theo Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì công ty sẽ có trách nhiệm truy đóng bảo hiểm cho thời gian trước đó bạn chưa được tham gia theo quy định.

Câu hỏi 2:

Xin chào Luật sư! Tôi xin hỏi vấn đề chi trả trợ cấp thôi việc như sau: Tôi làm cho một công ty TNHH theo hợp đồng không xác định thời hạn, công ty không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên. Tính tới thời điểm hiện nay, tôi làm ở công ty được 3 năm, hiện nay tôi muốn thôi việc và tôi đã đưa đơn nghỉ việc trước 20 ngày

Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp của tôi, tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không? Và nếu được thì tôi được hưởng bao nhiêu phần trăm lương?  Mong luật sư tư vấn giúp.

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật LegalZone, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012 có quy định trợ cấp thôi việc như sau:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Vì công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên nên trong 3 năm làm việc, do vậy toàn bộ khoản trợ cấp này công ty phải chi trả.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi bạn thôi việc.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì theo Khoản 1 Điều 43 Bộ luật lao động bạn sẽ không được trợ cấp thôi việc. Vì bạn làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn nên theo Khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động khi nghỉ việc, bạn cần báo trước cho công ty 45 ngày, nếu vi phạm thời hạn báo trước này thì bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Liên hệ với LegalZone để được tư vấn về công ty bảo hiểm thất nghiệp theo quy định bạn nhé!

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký