Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường

Đánh giá môi trường chiến lược

Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa và đồng thời là nước đang phát triển. Thực tế này đã đặt Việt Nam trước những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật bảo vệ môi trường tạo nên bước ngoặt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Trong đó phải kể đến quy định về Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là một công cụ được sử dụng để quản lý và bảo vệ môi trường. 

Đánh giá môi trường chiến lược là công cụ để quản lý và bảo vệ môi trường
Đánh giá môi trường chiến lược là công cụ để quản lý và bảo vệ môi trường

Đánh giá môi trường chiến lược là gì? 

 ĐMC còn khá mới mẻ với thế giới và Việt Nam. Khái niệm; định nghĩa về ĐMC hiện tại còn có những khác nhau giữa các nước; các tổ chức quốc tế tùy theo các cách tiếp cận được lựa chọn. 

Ở Việt Nam khái niệm về ĐMC được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Theo đó “Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình nhận dạng; dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính; làm cơ sở để tích hợp; lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách; chiến lược; quy hoạch.”

Nguyên tắc tiến hành ĐMC

Bằng thực tế triển khai; tổng kết và đúc rút kinh nghiệm; đa số các nước và tổ chức quốc tế liên quan đã thấy rằng; bằng nguyên tắc đi song song; ĐMC mang lại hiệu quả cao nhất và đã chọn nguyên tắc này làm nguyên tắc thực hiện ĐMC của mình.

Việt Nam cũng vậy; Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rõ việc tiến hành ĐMC theo nguyên tắc đi song song; tức là; ĐMC được tiến hành một cách đồng thời với quá trình xây dựng một chiến lược; một quy hoạch; một kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; phát triển ngành; lĩnh vực.

Xem thêm: Dịch vụ môi trường – Công ty Luật Legalzone

Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

Các đối tượng phải thực hiện ĐTM bao gồm:

  • Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
  • Chiến lược phát triển ngành; lĩnh vực quy mô quốc gia; cấp vùng; quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật; chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do chính phủ quy định.

Nội dung đánh giá môi trường chiến lược

Đánh giá môi trường chiến lược
Đánh giá môi trường chiến lược

Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược bao gồm

  • Đánh giá sự phù hợp của chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường trong chiến lược với quan điểm; mục tiêu; chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật BVMT;
  • Đề xuất phương án điều chỉnh; hoàn thiện nội dung của chiến lược để bảo đảm phù hợp với quan điểm; mục tiêu; chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật.

Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch bao gồm:

  • Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường;
  • Phạm vi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
  • Thành phần môi trường; di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch;
  • Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đã áp dụng;
  • So sánh; đánh giá sự phù hợp của quan điểm; mục tiêu quy hoạch với quan điểm; mục tiêu; chính sách về bảo vệ môi trường; chiến lược; Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh;
  • Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy hoạch;
  •  Tác động của biến đổi khí hậu; 
  • Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực; giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;
  • Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch;
  • Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
  • Vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường (nếu có); kiến nghị phương hướng và giải pháp khắc phục

Mục đích; ý nghĩa và vai trò của ĐMC

Với tính chất là một công cụ khoa học; mặt khác; theo cách tiếp cận của đánh giá tác động môi trường (ĐTM). ĐMC có mục đích chính là: gắn kết một cách khoa học nhất các khía cạnh về môi trường vào quá trình ra một quyết định chiến lược; dự báo và cung cấp một cách đầy đủ và toàn diện nhất các thông tin về xu hướng biến đổi môi trường; tác động môi trường có thể xảy ra bởi quyết định chiến lược đó khi được triển khai thực hiện.

ĐMC cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng là bảo đảm rằng các khía cạnh về môi trường có thể hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất cho từng khâu; từng bước và cho toàn bộ quá trình ra quyết định; góp phần đáng kể làm cho quyết định đó có tính khả thi và bền vững trong thực tế triển khai.

Không những vậy; ĐMC còn có vai trò biện hộ – nó tạo ra các luận cứ về môi trường để biện hộ cho một quyết định chiến lược về phát triển. Và có vai trò lồng ghép; tức là nó tạo ra cơ chế để lồng ghép; gắn kết các vấn đề về môi trường; kinh tế và xã hội vào quá trình ra một quyết định chiến lược.

Xem thêm: Những quy định pháp luật về dịch vụ môi trường rừng

Lợi ích của ĐMC

Dựa vào kết quả của ĐMC; người ta có thể chỉ ra các định hướng chính xác hơn; cụ thể hơn cho công tác ĐTM trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư tiếp theo đối với những ngành cụ thể; những vùng cụ thể; và vì thế công tác ĐTM sẽ có hiệu quả và chất lượng cao hơn.

ĐMC huy động sự tham gia của cộng đồng; tạo thuận lợi để làm gia tăng sự chất nhận của công chúng; của các cơ quan chính phủ; các tổ chức phi chính phủ liên quan đối với một quyết định chiến lược được đề ra.

Đặc biệt; Đánh giá môi trường chiến lược còn được coi là công cụ hữu hiệu để lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường vào trong qucCCá trình quyết định các chính sách; chiến lược; kế hoạch… nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

Kết luận

Tóm lại ĐTM được áp dụng cho các đối tượng có tính chất vĩ mô hơn và thường tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của các chính sách; chiến lược; kế hoạch đã được đề xuất. Hiện nay đang có xu hướng nhìn nhận Đánh giá môi trường chiến lược theo hướng mở rộng hơn để xây dựng Đánh giá môi trường chiến lược không chỉ là hình thức nâng tầm đánh giá tác động môi trường cho các chính sách; chiến lược; kế hoạch; quy hoạch… mà còn là công cụ hữu hiệu để giúp cho quá trình lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường vào toàn bộ quá trình xây dựng một chính sách; chương trình nào đó. Nói cách khác; Đánh giá môi trường chiến lược được nhìn nhận như công cụ chính góp phần bảo đảm phát triển bền vững.

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Đánh giá môi trường chiến lượcNếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.

Xin cảm ơn!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Toà nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam Từ Liêm; Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Related Posts