Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục

Đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục

Chuyên mục: Bảo hiểm

Bảo hiểm thất nghiệp đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng nhân lực của xã hội. Vậy mức đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 là bao nhiêu? Bài viết dưới đây Legalzone sẽ hướng dẫn về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục cho người lao động một cách chi tiết.  

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Việc làm năm 2013
  • Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Điều kiện rút bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo Điều 49, Mục 3 của Luật Việc Làm, người lao động sẽ được nhận bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau: 

1.Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: 

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; 

Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệpđủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này;

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này

Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

e) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
  •  Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
  • Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Chết.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục của người lao động trong các doanh nghiệp bằng 1% tiền lương tháng. Trong đó:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu 2020

Điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595 quy định, mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc:

– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc phải qua học nghề, đào tạo nghề.

– Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tháng tối thiểu để đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ là:

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

4.420.000

4.729.400

4.641.000

4.729.400

Vùng II

3.920.000

4.194.400

4.116.000

4.194.400

Vùng III

3.430.000

3.670.100

3.601.500

3.670.100

Vùng IV

3.070.000

3.284.900

3.223.500

3.284.900

Lúc này, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu năm 2020 phải bằng:

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

44.200

47.294

46.410

47.294

Vùng II

39.200

41.944

41.160

41.944

Vùng III

34.300

36.701

36.015

36.701

Vùng IV

30.700

32.849

32.235

32.849

 

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa 2020

Khoản 2 Điều 15 Quyết định 595 nêu rõ:

Trường hợp mức lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Cụ thể, mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa năm 2020:

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Mức lương tháng tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa

Vùng I

88.400.000

884.000

Vùng II

78.400.000

784.000

Vùng III

68.600.000

686.000

Vùng IV

61.400.000

614.000

Cách tính BHTN cho người lao động 

Căn cứ Điều 50, Luật Việc Làm thì người lao động được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng như sau:

 Mức hưởng hàng tháng  = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp  x 60% 

Tuy nhiên, trợ cấp thất nghiệp người lao động nhận tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

1.       Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp 

Về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được tính theo số tháng mà người lao động đóng BHTN, tức là người lao động đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

2.       Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thời điểm người lao động được hưởng BHTN sẽ được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

Ví dụ: 

Ông Nguyễn Văn A đóng BHTN được 50 tháng với lương bình quân 06 tháng cuối cùng là 4.000.000VNĐ. 

Thời gian được hưởng BHTN của ông A sẽ như sau:

  • 36 tháng đầu tiên => Ông Nguyễn Văn A được hưởng 03 tháng trợ cấp 
  • 12 tháng BHTN tiếp theo => Ông Nguyễn Văn A được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp 
  • Số tháng còn dư là 2 tháng BHTN => Ông Nguyễn Văn A sẽ được cộng dồn vào lần hưởng BHTN sau. 

Như vậy, mức hưởng trợ cấp BHTN hàng tháng của ông Nguyễn Văn A sẽ là : 

4.000.000 x 60% = 2.4000.000 VNĐ/ tháng.

Nếu chưa rõ mức đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục, hãy liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn Legalzone để được hỗ trợ. 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  0989.919.161

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký