Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp nếu đủ điều kiện. Vậy hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc như thế nào? Bài viết dưới đây Legalzone sẽ thông tin chi tiết.
Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật
Căn cứ pháp lý:
- Luật Việc làm năm 2013
- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo Điều 49, Mục 3 của Luật Việc Làm, người lao động sẽ được nhận bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau:
1.Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
c) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệpđủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này
d) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
e) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Chết.
Điều kiện hỗ trợ học nghề:
– Đã chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
– Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ.
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm (áp dụng cho người sử dụng lao động):
– Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ;
– Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu, công nghệ;
– Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động;
– Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm 2013)
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp 2020
Điều 42 Luật Việc làm 2013 đặt ra 04 chế độ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đó là:
– Trợ cấp thất nghiệp;
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
– Hỗ trợ học nghề;
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để được nhận bảo hiểm thất nghiệp
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2020
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
– Người lao động đóng 1% tiền lương tháng;
– Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
(Điều 57 Luật Việc làm 2013)
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2020
– Trợ cấp thất nghiệp:
Cách tính trợ cấp thất nghiệp hiện nay như sau:
Mức hưởng hàng tháng |
= |
Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp |
x |
60% |
Mức hưởng này tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở (7,45 triệu đồng từ ngày 01/01/2020 và 08 triệu đồng từ ngày 01/7/2020) hoặc mức lương tối thiểu vùng (22,1 triệu đồng vùng I; 19,6 triệu vùng II; 17,15 triệu vùng III; 15,35 triệu vùng IV) tùy theo từng đối tượng;
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm: miễn phí;
– Hỗ trợ học nghề: Tối đa 01 triệu đồng/người/tháng, trong thời gian không quá 06 tháng;
Cách tính BHTN cho người lao động
Căn cứ Điều 50, Luật Việc Làm thì người lao động được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng như sau:
Mức hưởng hàng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%
Tuy nhiên, trợ cấp thất nghiệp người lao động nhận tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
-
Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được tính theo số tháng mà người lao động đóng BHTN, tức là người lao động đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
-
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thời điểm người lao động được hưởng BHTN sẽ được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Ví dụ:
Ông Nguyễn Văn A đóng BHTN được 50 tháng với lương bình quân 06 tháng cuối cùng là 4.000.000VNĐ.
Thời gian được hưởng BHTN của ông A sẽ như sau:
- 36 tháng đầu tiên => Ông Nguyễn Văn A được hưởng 03 tháng trợ cấp
- 12 tháng BHTN tiếp theo => Ông Nguyễn Văn A được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp
- Số tháng còn dư là 2 tháng BHTN => Ông Nguyễn Văn A sẽ được cộng dồn vào lần hưởng BHTN sau.
Như vậy, mức hưởng trợ cấp BHTN hàng tháng của ông Nguyễn Văn A sẽ là :
4.000.000 x 60% = 2.4000.000 VNĐ/ tháng.
Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; b) Quyết định thôi việc; c) Quyết định sa thải; d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; đ)Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Sổ bảo hiểm xã hội.
-
2 ảnh 3 x 4
-
CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động khi đã làm xong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động tiến hành các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ đến Trung tâm Giới thiệu việc làm
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc thì người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì đến Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động (NLĐ).
- Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.
- Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.
Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ
Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp).
Người lao động thực hiện đủ 4 bước trên để nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
Nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2020
Người lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện theo nơi đăng ký ban đầu.
Trường hợp đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu thì người lao động có thể chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Nếu còn thắc mắc hay gặp khó khăn trong hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp thì hãy liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn Legalzone để được hỗ trợ.
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng