Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Khai sinh có bắt buộc phải nộp giấy đăng ký kết hôn không

Khai sinh có bắt buộc phải nộp giấy đăng ký kết hôn không

 Việc đăng ký khai sinh cho con là quy định bắt buộc nằm đảm bảo các quyền lợi của con khi sinh ra. Tuy nhiên việc khai sinh có bắt buộc phải nộp giấy đăng ký kết hôn không?

Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Legalzone

Khai sinh bắt buộc phải nộp giấy đăng ký kết hôn?

KHAI-SINH-CO-BAT-BUOC-NOP-GIAY-DANG-KY-KET-HON
KHAI-SINH-CO-BAT-BUOC-NOP-GIAY-DANG-KY-KET-HON

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch, giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con.

ếu cha, mẹ không đi đăng ký được thì ông, bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm thực hiện việc này.

Đồng thời, theo Điều 16 Luật Hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh phải nộp các giấy tờ như sau:

Nếu thực hiện khai sinh tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã (theo khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch)

– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu tại Thông tư 04/2020;

– Giấy chứng sinh.

  • Nếu không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng về việc sinh.
  • Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
  • Khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi thì có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập;
  • Khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ thì phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ.

Nếu đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện (theo khoản 1 Điều 36 Luật Hộ tịch)

KHAI-SINH-CO-BAT-BUOC-NOP-GIAY-DANG-KY-KET-HON
KHAI-SINH-CO-BAT-BUOC-NOP-GIAY-DANG-KY-KET-HON

– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu;

– Giấy chứng sinh hoặc các giấy tờ thay thế khác;

– Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con;

– Nếu cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

Đặc biệt, khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ:

Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn

Như vậy, khai sinh có bắt buộc phải nộp giấy đăng ký kết hôn không  câu trả lời đó là:

giấy chứng nhận kết hôn không phải giấy tờ cần phải có khi nộp hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ mà chỉ là giấy tờ cần phải xuất trình khi thực hiện thủ tục này.

Đặc biệt, cũng chỉ trong trường hợp cha mẹ trẻ đã đăng ký kết hôn thì mới phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.

 Mất giấy kết hôn, làm sao để khai sinh cho con?

Mặc dù giấy đăng ký kết hôn không phải giấy tờ bắt buộc phải nộp khi khai sinh cho con nhưng nếu không xuất trình giấy này thì trẻ sẽ được khai sinh theo diện không xác định được cha hoặc mẹ.

Khi đó, nếu cha mẹ đã đăng ký kết hôn thì việc khai sinh cho con không xác định được cha mẹ sẽ gây ra khá nhiều bất cập, khó khăn khi muốn bổ sung tên cha hoặc tên mẹ vào giấy khai sinh:

Thực hiện thủ tục xác nhận cha, mẹ, con; đính chính, bổ sung, cập nhật lại hồ sơ hộ tịch…

Bởi vậy, nếu mất giấy kết hôn, cha, mẹ có một số lựa chọn để thực hiện thủ tục khai sinh cho con như sau:

Làm lại/xin trích lục Giấy chứng nhận kết hôn sau đó khai sinh cho con

Khi bị mất giấy chứng nhận kết hôn, theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015, vợ chồng có thể đăng ký lại hoặc xin cấp bản sao trích lục:

* Đăng ký lại kết hôn:

Đăng ký lại việc kết hôn khi sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch trước ngày 01/01/2016 đều bị mất (khoản 1 Điều 24).

Đồng thời, người yêu cầu đăng ký lại kết hôn phải còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Để thực hiện đăng ký lại kết hôn, người có yêu cầu thực hiện theo thủ tục sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ: Tờ khai theo mẫu quy định; Bản sao giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây.

Nếu không có bản sao giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn

Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc UBND cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại kết hôn.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp, hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ.

Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, chính xác thì thực hiện đăng ký lại kết hôn như khi đăng ký kết hôn.

Khi đó, quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và ghi rõ trong giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ tịch.

Nếu không xác định được ngày, tháng đăng ký trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01/01 của năm đăng ký trước đây.

* Xin cấp lại bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Khi thông tin đăng ký kết hôn vẫn còn lưu trong sổ hộ tịch thì vợ chồng có thể liên hệ cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu giữ sổ hộ tịch

hoặc quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để xin cấp lại bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Khai sinh cho con

Sau khi xin được giấy chứng nhận kết hôn (bản trích lục hoặc bản đăng ký lại), cha mẹ có thể thực hiện thủ tục khai sinh cho con theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Những loại hồ sơ cần chuẩn bị để nộp và xuất trình như đã nêu ở mục trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cha mẹ hoặc người thực hiện khai sinh cho trẻ nộp toàn bộ hồ sơ nêu trên tại UBND cấp xã nơi thường trú của cha hoặc mẹ.

Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.

Bước 3: Giải quyết việc cấp giấy khai sinh cho trẻ

Sau khi nhận đủ và kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của giấy tờ đề nghị cấp khai sinh, cán bộ, công chức tư pháp ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND xã ký vào giấy khai sinh.

Khai sinh cho con khi không xác định được cha hoặc mẹ

KHAI-SINH-CO-BAT-BUOC-NOP-GIAY-DANG-KY-KET-HON
KHAI-SINH-CO-BAT-BUOC-NOP-GIAY-DANG-KY-KET-HON

Thủ tục đăng ký khai sinh trong trường hợp này tương tự như khi đăng ký khai sinh thông thường ngoại trừ việc tên cha hoặc tên mẹ trong giấy khai sinh sẽ bị bỏ trống.

Cụ thể, thủ tục cần thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Tờ khai theo mẫu;

– Giấy chứng sinh. Nếu không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú hoặc nơi cư trú của một trong hai người cha (khi không xác định được mẹ) hoặc mẹ (khi không xác định được cha).

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch

ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân:

– Trường hợp chưa xác định được cha thì họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong sổ hộ tịch và giấy khai sinh của trẻ để trống;

– Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; phần khai về mẹ trong sổ hộ tịch và giấy khai sinh của trẻ em để trống.

Trên đây là nội dung tư vấn về chủ đề khai sinh có bắt buộc phải nộp giấy đăng ký kết hôn không mời bạn đọc cùng theo dõi

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  0888 889 366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký