Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Ký hợp đồng lao động

Ký hợp đồng lao động

Quy trình ký hợp đồng lao động được thực hiện như thế nào cho đúng quy định? Để không bị mất quyền lợi trong giao kết hợp đồng lao động, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây của LegalZone để có cái nhìn chi tiết nhất vè ký kết hợp đồng lao động bạn nhé!

Bước 1: Chuẩn bị ký kết Hợp đồng lao động

Thông báo kết quả về việc làm thử:

  • Sau khi kết thúc giai đoạn thử việc, NSDLĐ (Người sử dụng lao động) lựa chọn những ứng viên phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu của công ty để thực hiện giao kết hợp đồng lao động
  • NSDLĐ (Người sử dụng lao động) thông báo mời người lao động lên ký kết hợp đồng lao động chính thức theo quy định Nhà nước, mẫu hợp đồng theo mẫu: Mẫu hợp đồng lao động (NS – 03 – BM07) sau khi NLĐ (Người lao động) hoàn thành xong bước thử việc.
  • NLĐ (Người lao động) là ứng viên đồng ý công việc và đến công ty thực hiện giao kết hợp đồng. Trước khi nhận người lao động vào làm việc,
  •  NSDLĐ (Người sử dụng lao động) và NLĐ (Người lao động) phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:

Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động:  

Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

 Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

 Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.

Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 27 NĐ05/2015 này không được tiếp tục ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Bước 2: Thương lượng và đàm phán nội dung Hợp đồng lao động

Đối với người giao kết hợp đồng lao động:

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã
  • Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;
  • Chủ hộ gia đình;
  • Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là

  • Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;
  • Chủ hộ gia đình không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
  • Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi; Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
  • Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 27 NĐ05/2015 này không được tiếp tục ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Các loại hợp đồng lao động:

 Tùy thuộc vào tính chất công việc và nhu cầu tuyển dụng, NSDLĐ (Người sử dụng lao động) lựa chọn các loại hợp đồng phù hợp, soạn thảo và thỏa thuận với NLĐ (Người lao động)

 Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

  •  Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
  •  Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Khi Hợp đồng xác định thời hạn và Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

 Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Hình thức hợp đồng lao động:

Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp: Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói (quy định tại khoản 2 Điều 16 BLLĐ 2012)

Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Hiệu lực của hợp đồng lao động:

Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Bước 3: Hoàn thiện và ký kết Hợp đồng lao động.

Các bên kêt thúc giai đoạn đàm phán bằng việc thống nhất những thỏa thuận và chuyển sang giao kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp: Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người. Các bên thực hiện đúng và đầy đủ theo những gì đã giao kết.

Hỏi đáp với luật sư LegalZone về ký hợp đồng lao động

 
LegalZone tư vấn pháp luật Lao động và ký kết hợp đồng lao động theo quy định hiện nay:

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty luật LegalZone, vấn đề bạn quan tâm xin được trao đổi cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật lao động số 10/2012/QH13

Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP

Bộ luật dân sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:

Câu hỏi 1:
Xin chào luât sư, cho em hỏi: Hồi truớc chưa đủ tuổi lao động, em có làm hồ sơ của nguời khác để đuợc vào làm. Bây giờ em đủ tuổi rồi, có đuợc thay đổi hồ sơ chính tên em cho công ty đang công tác không ạ? Và có bị gì khi nói với công ty là hồ sơ khác không? Mong luật sư giải thích giúp em.

Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn thay đổi được hồ sơ nếu công ty chấp nhận tuy nhiên khi bạn thay đổi thông tin hồ sơ thì bạn còn có thể phải chịu một số trách nhiệm như sau: 

– Nếu bạn làm giả hồ sơ để trục lợi BHXH, BHYT, BHTN thì bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung của Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

“20. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau: 

“Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. ..”

– Nếu bạn có thông đồng với người có chức vụ nhằm làm, cấp giấy tờ giả cho bạn để bạn có thể xin được việc thì người đó sẽ phạm tội giả mạo trong công tác, cụ thể Điều 284 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

“Điều 284. Tội giả mạo trong công tác

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

b) Làm, cấp giấy tờ giả;..”

Và bạn cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm của tội này.

Câu hỏi 2:
Chào luật sư, lời đầu tiên em xin chúc sức khỏe luật sư và gia đình mạnh khỏe. Em xin có một câu hỏi muốn luật sư giải đáp giúp em. Luật sư cho em hỏi trong gia đình em có em là lao động có việc làm ổn định. Vợ em làm nghề lao động tự do vẫn còn trong độ tuổi lao động và em còn có hai con nhỏ. Vậy Luật sư cho em hỏi em có thuộc diện lao động chính và duy nhất trọng gia đình không ? Mong Luật sư hồi âm giúp em sớm nhất có thể. Em xin chân thành cảm ơn Luật .

 Hiện tại pháp luật không có quy định cụ thể như thế nào là lao động duy nhất trong gia đình. Tuy nhiên, có thể hiểu lao động chính, duy nhất là trong gia đình là lao động ở trong gia đình có toàn người chưa đủ/ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động như: tật nguyền, tâm thần,.. Do đó, trong dữ liệu bạn đưa ra thì vợ bạn làm nghề lao động tự do do đó việc xác định bạn là lao động chính, duy nhất trong gia đình là không thể.

Câu hỏi 3:
Cho em hỏi khi công ty em hết hàng làm muốn cho công nhân ngừng công một tháng không hưởng lương thì như vậy có vi phạm luật lao động không ạ và cho em hỏi thêm nếu ngừng công thi công nhân sẽ được hưởng bao nhiêu phần trăm lương theo quy định của nhà nước ạ?

Theo quy định của Điều 116 Bộ luật Lao động năm 2012 thì người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ việc không hưởng lương. Tuy nhiên theo dữ liệu bạn đưa ra thì công ty bạn hết hàng và muốn cho công nhân ngừng công một tháng không hưởng lương – đây không phải là nhu cầu từ phía người lao động do đó bạn không thể cho họ nghỉ không hưởng lương được. Trong trường hợp này bạn cần phải xác định nguyên nhân, lý do dẫn tới việc công ty bạn hết hàng để xác định lỗi bắt nguồn từ đâu. Sau đó bạn có thể áp dụng theo quy định của Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2012 để giải quyết, cụ thể:

“Điều 98. Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với luật sư tư vấn pháp luật trực tuyếngọi số: 0888889366 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ LegalZone.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  0989.919.161

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.com/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký