Loại hình doanh nghiệp là gì?
Loại hình doanh nghiệp là gì? chính là thắc mắc chung của nhiều người đang có ý định làm startup. Nếu đang loay hoay trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, bạn không nên bỏ qua bài viết này. Tôi sẽ giúp bạn có thể lựa chọn loại hình phù hợp nhất.
Loại hình doanh nghiệp là gì?
Loại hình doanh nghiệp là hình thức kinh doanh mà các cá nhân, tổ chức lựa chọn, nó biểu hiện cho mục tiêu mà doanh nghiệp xây dựng. Ví dụ như: nhà nước, tư nhân, hợp tác xã… Theo đó, mỗi loại hình doanh nghiệp lại có một hình thức xây dựng hệ thống và phát triển riêng theo quy định của pháp luật.
Các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật hợp tác xã 2012. Trong phần tiếp theo, bài viết sẽ cung cấp thông tin về các loại doanh nghiệp cụ thể.
Loại hình doanh nghiệp hiện nay
Theo thống kê, hiện nay có 7 loại hình doanh nghiệp phổ biến. Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp nhà nước
Đây là doanh nghiệp sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối và được tổ chức theo hình thức công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân đầy đủ dựa theo 4 yếu tố chính của bộ luật dân sự theo điều 88, đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hợp pháp.
Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước do nhà nước giao vốn kinh doanh. Nhưng phải tự chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất và việc hưởng lợi nhuận theo mức vốn ban đầu. Tức là hoàn toàn không có hình thức bao cấp mà phải tự chịu trách nhiệm về chi phí.
Doanh nghiệp tư nhân
Đây là doanh nghiệp do cá nhân xây dựng và tự làm chủ, tự chịu trách nhiệm với pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Theo quy định, mỗi các nhân chỉ được thành một doanh nghiệp tư nhân.
Tham khảo bài viết Thành lập doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là do cá nhân tự làm chủ
Doanh nghiệp công ty cổ phần
Theo điều 111 của Luật doanh nghiệp, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và gọi là cổ phần. Trong đó, toàn bộ cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác. Số lượng cổ đông ít nhất là 3 và tối đa thì không giới hạn. Và cổ đông thì có thể là cá nhân, tổ chức.
Quy định đề ra, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật. Tư cách pháp nhân chỉ được công nhận khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về vốn của công ty.
Loại hình doanh nghiệp Hợp tác xã
Đây là một loại hình được thành lập nên bởi các hộ gia đình, các cá nhân có nhu cầu góp vốn để xây dựng một tổ chức doanh nghiệp với mục đích tăng lợi nhuận. Hợp tác xã sẽ tiến hành các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, hoạt động sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cho từng cá nhân góp vốn.
Yêu cầu tham gia hợp tác xã đối với cá nhân là phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Riêng cán bộ, công chức sẽ được tham gia hợp tác xã theo hình thức là xã viên nhưng không trực tiếp quản lý. Có hai hình thức xây dựng hợp tác xã là góp vốn và góp sức.
Doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn
Hiện nay, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập rất phổ biến với 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên.
Trong đó:
- Công ty TNHH 2 thành viên sẽ hoạt động theo điều 46 luật doanh nghiệp
- Công ty TNHH 1 thành viên thì hoạt động theo điều 74 của Luật doanh nghiệp 2020.
Để biết thêm chi tiết về loại hình này, bạn có thể tham khảo vài viết: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Có hai loại công ty TNHH là 1 thành viên và 2 thành viên trở lên
Doanh nghiệp công ty hợp danh
Doanh nghiệp công ty hợp danh là một loại hình rất đặc trưng của công ty đối nhân. Trong đó các thương nhân và cá nhân cùng hoạt động trong lĩnh vực thương mại dưới một hãng. Cả hai sẽ cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Hiện nay, công ty hợp danh mang một số đặc điểm pháp lý riêng.
Tham khảo vài viết: Khái niệm, đặc điểm và thủ tục thành lập Công ty hợp danh
Doanh nghiệp công ty liên doanh
Đây là doanh nghiệp do hai hoặc nhiều bên khác nhau cùng hợp tác thành lập. Doanh nghiệp này được thành lập trên cơ sở đồng liên doanh hoặc ký kết hiệp định giữa Chính phủ nước ngoài và Chính phủ Việt Nam. Công ty liên doanh do nhiều bên tổ chức hợp thành.
Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc loại hình doanh nghiệp là gì. Cũng như các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Nếu có vấn đề cần giải đáp, hãy Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hotline: 0888889366 hoặc fanpage Công ty luật Legalzone
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng