Tin tức

Phân tích về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

Ngày 28/11/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 phê chuẩn Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc. Việc ký kết, phê chuẩn Công ước có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta cũng như thể hiện sự quyết tâm duy trì nền tảng đạo đức, pháp lý và văn hóa quyền con người đang được khẳng định trong chủ trương, đường lối của Đảng và Hiến pháp năm 2013. Dưới đây là một số quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể được quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013.

Thứ nhất, về khái niệm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: quyền bất khả xâm phạm của công dân là một trong những quyền sống còn của mỗi cá nhân quan trọng nhất, trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân luôn được đảm bảo. Luật Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định cụ thể: Tất cả mọi cá nhân đều được đảm bảo quyền lợi về bất khả xâm phạm đến thân thể của mình, không có bất cứ ai có quyền được xâm hại các quyền lợi đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác dưới mọi hình thức, quyền tự do cá nhân của công dân cũng được đảm bảo thể hiện ở chỗ không ai có quyền bắt giữ nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép như có quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân trừ trường hợp cá nhân đó vi phạm pháp luật bị bắt quả tang. Mọi cá nhân có quyền thực hiện việc hiến mô và bộ phận trên cơ thể người và hiến xác nhằm mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện thử nghiệm y học hoặc bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác đối với cơ thể con người thì bắt buộc phải được sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Thứ hai, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân theo các quy định pháp luật cụ thể:

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015, Điều 33 công nhận quyền của con người được sống, được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể:

Tính mạng con người vô cùng quan trọng, trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi, bất cứ cá nhân nào cũng có quyền được bảo hộ một cách tối đa nhất có thể, không ai có quyền xâm phạm, xâm hại đến tính mạng, thân thể hay về sức khỏe. Trên thực tế, dù là những hành vi do lỗi cố ý hay là lỗi vô ý mà gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe của con người đều sẽ phải chịu những trách nhiệm nhất định trước người bị thiệt hại và trước pháp luật.

Trong trường hợp có người nhận thấy tính mạng của ai đó có thể gặp nguy hiểm, bị đe dọa về tính mạng do bị bệnh hoặc do gặp tai nạn, sự cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì người phát hiện ra phải thực hiện ngay việc trình báo hoặc liên hệ, yêu cầu người, tổ chức có khả năng đưa người đó đi điều trị ngay đến nơi khám chữa bệnh thuận tiện nhất và gần nhất để kịp thời sơ cứu, khám bệnh và chữa bệnh, đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người bị thiệt hại.

Đối với bất cứ hoạt động nào liên quan đến mô, tế bào hoặc bộ phận trên cơ thể người đều phải có ý kiến xác nhận đồng ý cho phép của người đó hoặc trường hợp thử nghiệm đối với cơ thể người thì người đại diện, người giám hộ hợp pháp của người đó đồng ý, xác nhận nếu người đó thuộc đối tượng người chưa thành niên, người mất hoặc không đầy đủ về mặt năng lực hành vi dân sự hoặc đang hôn mê, bất tỉnh và việc này phải được thực hiện bởi tổ chức có thẩm quyền.

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người còn được bảo hộ không chỉ khi người đó còn sống mà ngay cả khi mất đi vẫn được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Điều này được thể hiện thông qua quy định của pháp luật trong việc khám nghiệm tử thi của người đã mất: để thực hiện việc khám nghiệm tử thi phải có sự đồng ý của người đó trước khi mất hoặc khi không có ý kiến của người được khám nghiệm tử thi thì phải có sự đồng ý người thân, người giám hộ của người đó hoặc chỉ có cá nhân đứng đầu trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới được phép ra quyết định về việc khám nghiệm tử thi.

Cũng theo quy định của pháp luật tại Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, liên quan đến trách nhiệm hình sự của một cá nhân có dấu hiệu tội phạm, khi xét thấy một cá nhân có yếu tố cấu thành dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện việc giữ người khi vào hoàn cảnh khẩn cấp, toàn bộ quá trình bắt, tạm giam, tạm giữ bất cứ cá nhân nào cũng phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Trong quá trình điều tra, lấy lời khai, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc khi tiến hành hỏi cung bị can, tuyệt đối không được sử dụng bức cung, mớm cung, dụ cung, nhục hình, tra tấn hoặc bất cứ hình thức nào dẫn đến việc xâm phạm đến sức khỏe, thân thể, tính mạng của người đó. Nguyên tắc này dựa trên quy định của pháp luật trong Luật Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự tôn trọng, sự bảo đảm một cách tối ưu nhất của pháp luật trước thân thể, sức khỏe, tính mạng của con người trong mọi khía cạnh, mọi hoàn cảnh, mọi lúc và mọi nơi, không căn cứ người đó là ai, giữ thành phần, địa vị nào trong xã hội. Điều này phù hợp với quy định chung về luật bảo vệ con người trên toàn thế giới. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sử dụng các biện pháp ngăn ngừa đối với các bị can, bị cáo có dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật hoặc cả những người chưa bị khởi tố trách nhiệm hình sự bằng những biện pháp như bắt, tạm giam, tạm giữ nhằm mục đích ngăn chặn, ngăn ngừa người vi phạm pháp luật, phạm tội chối bỏ, trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trước pháp luật. Việc này được coi là việc hạn chế tự do của cá nhân của con người nên trong quá trình thực hiện, các cơ quan Điều tra viên, Kiểm sát viên, Tòa án phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và nguyên tắc của pháp luật.

Để bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe của công dân, luật pháp Việt Nam về quyền này còn được thể hiện trong Bộ luật hình sự 2015 trong đó quy định rất đầy đủ, cụ thể, thích đáng đối với những hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng, hậu quả xấu, hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, thân thể của người khác dù là lỗi cố ý hay là lỗi vô ý của người gây ra lỗi đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Cụ thể được quy định tại Điều 123, Điều 134, Điều 141, Điều 142, Điều 144… của Bộ luật hình sự 2015 quy định các mức khung hình phạt đối với những hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của con người. Theo quy định của pháp luật trong những điều luật này, những hành vi cố ý gây thương tích, hành vi xâm hại đến sức khỏe của người khác hoặc những hành vi khác xâm hại đến thân thể người khác đều bị trừng trị thích đáng, nhẹ nhất là phạt cảnh cáo, phạt hành chính hoặc phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù theo thời hạn nhất định tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Thứ ba, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Từ những quy định trên có thể thấy pháp luật Việt Nam vô cùng trú trọng đến quyền bất khả xâm phạm của con người. Để duy trì, đảm bảo được các quyền tự do cho công dân, đặc biệt là quyền về bất khả xâm phạm về thân thể thì trách nhiệm của Nhà nước là vô cùng quan trọng, trong quá trình xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật, luôn phải đề cao quyền con người của công dân, ban hành những quy định pháp luật phù hợp, thiết thực nhất gần gũi với những khía cạnh của đời sống. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp xử lí chặt chẽ, nghiêm khắc và thích đáng đối với những hành vi xâm hại đến quyền con người.

   

———————————-

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Webside: https://legalzone.vn/

Head Office: ECOLIFE BUILDING, 58 To Huu Street,

Trung Van Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Xem thêm: Giải quyết các vấn đề tranh chấp khác tại:

https://legalzone.vn/tranh-chap-ve-cac-van-de-dan-su-khac/

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd