Tin tức

Quy định góp vốn bằng thương hiệu, góp vồn bằng quyền sở hữu trí tuệ

Quy định về góp vốn bằng thương hiệu:

Bộ luật dân sự 2015 xác định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Thương hiệu được xác định là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, không thể cầm nắm hay cố định tại một chỗ. Như vậy thương hiệu vẫn có thể được xác định là một trong những tài sản mà cá nhân, tổ chức có thể góp vốn vào vốn điều lệ của doanh nghiệp. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn vấn đề góp vốn bằng thương hiệu vào doanh nghiệp, tuy nhiên pháp luật doanh nghiệp cũng không cấm việc góp vốn bằng thương hiệu và trên thực tế việc góp vốn này đã diễn ra khá phổ biến. Góp vốn bằng thương hiệu được thực hiện thông qua việc định giá giá trị của thương hiệu quy thành tiền.

Việc định giá thương hiệu chưa có các căn cứ và quy định cụ thể để xác định giá trị của thương hiệu, tùy các bên đàm phán đưa ra mức giá trị hoặc định giá dựa trên thị trường. Thường việc góp vốn sẽ được thực hiện sau khi đã định giá thương hiệu dựa trên thỏa thuận của hai bên hoặc dựa trên bảng định giá của bên thứ là tổ chức, đơn vị, công ty định giá thương hiệu.

– Thủ tục góp vốn bằng thương hiệu:

Khi góp vốn bằng thương hiệu thì doanh nghiệp nào đang sở hữu thương hiệu đã được đăng ký thì thực hiện việc chuyển quyền sở hữu thương hiệu thông qua việc thay đổi chủ sở hữu đối với thương hiệu đó được thực hiện tại cơ quan đăng ký thương hiệu ban đầu.

Sau khi chuyển quyền sở hữu thương hiệu thì thực hiện việc thành lập doanh nghiệp như bình thường hoặc thực hiện việc điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Thứ hai, quy định về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ:

Quyền sở hữu trí tuệ đã đăng ký bảo hộ thì sẽ được ghi nhận, như vậy đây được xác định là tài sản có đăng ký quyền sở hữu. Như vậy điều kiện tiên quyết của việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đó đã được đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; được pháp luật ghi nhận thông qua văn bằng, chứng từ và chỉ có chủ sở hữu đứng tên trên văn bằng đó mới được thực hiện việc góp vốn. Góp vốn ở đây được hiểu là góp giá trị của quyền sở hữu trí tuệ và được thực hiện thông qua việc chuyển chủ sở hữu đứng tên trên văn bằng chứng nhận và ghi nhận quyền sở hữu này trong danh sách tài sản vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Mặc dù sản phẩm, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp hay các quyền sở hữu trí tuệ khác Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định người phát minh, sáng chế không nhất thiết phải đăng ký bảo hộ nhưng nếu muốn để thực hiện được thủ tục góp vốn thì tác giả, người phát minh hoặc sáng chế phải tiến hành đăng ký bảo hộ sản phẩm của mình tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo điều kiện theo quy định của luật.

– Thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ:

Tương tư như thủ tục góp vốn bằng thương hiệu, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ cũng được thực hiện sau khi đã đăng ký quyền sở hữu.

+ Định giá quyền sở hữu trí tuệ: Bên góp vốn và bên nhận góp vốn đàm phán định giá quyền sở hữu trí tuệ hoặc thuê cơ quan, đơn vị chuyên môn định giá tài sản;

+ Tiến hành cấp giấy chứng nhận vốn góp, cổ phần và tiến hành chuyển quyền sở hữu tại cơ quan có thẩm quyền;

+ Thực hiện việc xác nhận hoặc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận góp vốn.

Thứ ba, hồ sơ góp vốn bằng thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ:

Chủ thể góp vốn bằng thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ được chia thành hai đối tượng là cá nhân, tổ chức không kinh doanh và cá nhân, tổ chức có kinh doanh:

– Hồ sơ góp vốn của cá nhân, tổ chức không kinh doanh bao gồm:

+ Chứng từ chứng minh quyền sở hữu đối vơi thương hiệu hoặc quyền sở hữu trí tuệ;

+ Biên bản góp vốn hoặc biên bản giao nhận tài sản nếu công ty nhận góp vốn là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần;

+ Văn bản định giá tài sản hoặc văn bản thỏa thuận của hai bên.

– Hồ sơ góp vốn của cá nhân, tổ chức có kinh doanh bao gồm:

+ Chứng từ định giá tài sản của đơn vị định giá chuyên nghiệp hoặc văn bản thỏa thuận, biên bản định giá tài sản của bên góp vốn và bên nhận góp vốn;

+ Biên bản góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ hoặc thương hiệu;

+ Các chứng từ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản;

+ Hợp đồng liên kết, liên doanh của hai bên.

Lưu ý:

– Khi định giá tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu, việc định giá phải được quy đổi ra thành tiền và là tiền Việt Nam. Pháp luật không ghi nhận định giá thành tiền Đô la hay các loại tiền khác theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014.

   

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn: 0984 171 182

Email: [email protected]

Webside: https://legalzone.vn/

Head Office:Housing Building, 17, Lane 575, Kim Mã Street,

Ngoc Khanh Ward, Ba Dinh District, Hanoi

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

————————————

————————————-