Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Quy định về che giấu tội phạm

Quy định về che giấu tội phạm

 


che dấu hsNgười có hành vi che giấu tội phạm không chỉ phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự mà còn tạo điều kiện cho đối tượng phạm tội trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm. Thực tế tại các phiên tòa đã chứng minh, nhiều người khi che giấu tội phạm chưa ý thức đầy đủ trách nhiệm công dân, hoặc có thể cố tình che dấu người thân có hành vi phạm tội. Vậy quy định về che giấu tội phạm như thế nào? Legalzone giới thiệu đến bạn đọc trong bài viết dưới đây:

Quy định về che giấu tội phạm

Che giấu tội phạm được quy định tại Điều 18, Bộ Luật hình sự năm 2015 như sau:

“1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

 

2.Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

– Khách thể của tội phạm: Xâm phạm vào sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự.

– Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan của tội phạm này thể hiện ở những hành vi sau:

Che giấu người phạm tội, các dấu vết, cất giấu, tiêu thụ, tiêu hủy những vật chứng liên quan đến tội phạm.

Dùng mọi thủ đoạn cản trở việc phát hiện, điều tra hoặc bao che người phạm tội. T

ức là thực hiện các hành vi gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền như cung cấp thông tin để đánh lạc hướng điều tra..

+ Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này là thỏa mãn đủ các điều kiện sau đây:

Giữa người thực hiện hành vi che giấu với người phạm tội được che giấu không có hứa hẹn trước khi người đó thực hiện tội phạm

Tội phạm được che giấu đã xảy ra

Che giấu các tội phạm được quy định tại điều 389 BLHS 2015

– Chủ thể tội phạm

+ Tội phạm được thực hiện bởi bất kỳ người nào đủ năng lực TNHS và đủ 16 tuổi trở lên.

– Mặt chủ quan

+ Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý

Các khung hình phạt áp dụng đối với tội che giấu tội phạm

– Các khung hình phạt đối với tội che giấu tội phạm được quy định cụ thể tại Điều 389 Bộ luật hình sự 2015:

+ Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm đối với các trường hợp tại khoản 1 điều này.

+ Khung 2: Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu phạm tội trong trường hợp  lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội.

Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

STT

Đặc điểm

Che giấu tội phạm

Không tố giác tội phạm

1

Căn cứ

Điều 18, Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 19, 390 Bộ luật Hình sự 2015

2

Ý thức của người phạm tội

Không hứa hẹn trước, không biết trước việc phạm tội

Biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện

3

Thời điểm phát hiện

Sau khi tội phạm được thực hiện mới biết

Trong cả quá trình, có thể trước, trong hoặc sau khi tội phạm được thực hiện

4

Cách thức

– Che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm

– Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội

– Không tố giác với cơ quan chức năng

5

Hình phạt

– Xuất hiện trong các tội giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản

 

– Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm

– Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

 

– Nếu có hành động can ngăn hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt

6

Tính chất

Là tình tiết tăng nặng

Không quy định

7

Người không phải chịu trách nhiệm hình sự

– Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội

– Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội

 

– Người bào chữa

 

Trên đây là bài viết về chủ đề quy định về che giấu tội phạm mời bạn đọc cùng tham khảo

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục