Luật dân sự

Quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử dân sự

Quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử dân sự

Quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

  1. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;

c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;

d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

3.Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

  • Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Về căn cứ gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là khoảng thời gian tối đa mà Tòa án cấp sơ thẩm chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.

Tùy theo tính chất của từng loại vụ án mà thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định khác nhau. Theo quy định tại Điều 203 BLTTDS năm 2015 thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ sau ngày Tòa án vào sổ thụ lý đến ngày Tòa án ra một trong các quyết định tố tụng, cụ thể:

– Đối với những vụ án tranh chấp về dân sự và hôn nhân gia đình thì thời hạn CBXXSTVADS là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

– Đối với các vụ án tranh chấp về kinh doanh thương mại và lao động thì thời hạn CBXXSTVADS là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Bên cạnh việc quy định thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm cho các vụ án thông thường thì Điều 203 BLTTDS năm 2015 còn quy định về việc quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử dân sự

Đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.

Theo đó đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử dân sự nhưng không quá 2 tháng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình và 01 tháng đối với các vụ án kinh doanh, thương mại và lao động.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì tùy trường hợp Tòa án ra một trong các quyết định sau: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tạm đình chỉ giải quyết vụ án, đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa để xét xử vụ án, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Có thể thấy, khoản 1, khoản 4 Điều 203 BLTTDS năm 2015 giữ nguyên quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 179 BLTTDS năm 2004. Các căn cứ để gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 179 BLTTDS năm 2004 được hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC theo đó:

“Những vụ án có tính chất phức tạp” là những vụ án có nhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổng hợp ; những vụ án mà đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài cần phải có thời gian uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài…

Tuy nhiên, đối với trường hợp cần phải chờ ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cần phải chờ kết quả giám định kỹ thuật phức tạp hoặc cần phải chờ kết quả uỷ thác tư pháp mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả thời gian gia hạn), thì Thẩm phán căn cứ vào khoản 4 Điều 189 của BLTTDS ra quyết định tạm đình chỉ vụ án dân sự

“Trở ngại khách quan” là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động như: thiên tai, địch hoạ, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu… làm cho Toà án không thể giải quyết được vụ án trong thời hạn quy định.

Tuy nhiên, do BLTTDS năm 2004 đã hết hiệu lực thi hành nên Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP cũng hết hiệu lực thi hành và chưa có văn bản hướng dẫn nào thay thế Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP. Cho đến nay, chỉ có khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 quy định về thuật ngữ “trở ngại khách quan” như sau:

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”.

Ngoài các căn cứ để quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử dân sự kế thừa từ BLTTDS năm 2004, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm một căn cứ để gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử là trường hợp sự kiện bất khả kháng, theo đó:

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 quy định).

Trên đây là bài viết của Legalzone xoay quanh vấn đề quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử dân sự, hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có bất cứ thắc mắc nào

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd