Suy đoán vô tội
Nguyên tắc suy đoán có tội và nguyên tắc suy đoán vô tội đều là những nguyên tắc của tố tụng hình sự. Nhưng nguyên tắc suy đoán có tội là nguyên tắc của tố tụng thẩm vấn (inquisitorial), còn nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc điển hình của tố tụng tranh tụng (adversarial). Legalzone giới thiệu đến bạn đọc nội dung của Nguyên tắc suy đoán vô tội.
Quy định của Hiến pháp về Suy đoán vô tội
Lần đầu tiên trong lịch sử lập Hiến của Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đặt ra quy định tại Chương II – “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1, Điều 31 Hiến pháp năm 2013). Đó chính là nội dung đầy đủ của một nguyên tắc pháp lý quan trọng: Nguyến tắc suy đoán vô tội.
Quy định của Bộ luật TTHS về Suy đoán vô tội
Để thi hành Hiến pháp, bảo đảm sự phù hợp của pháp luật tố tụng hình sự với Hiến pháp, BLTTHS tại Điều 13 đã quy định một nguyên tắc hoàn toàn mới của tố tụng hình sự Việt Nam, đó là “nguyên tắc suy đoán vô tội” với nội dung như sau:
“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.
>>>> Tham khảo: tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Nội dung của nguyên tắc Suy đoán vô tội
Quy định của BLTTHS năm 2015 cho thấy rõ 3 nhóm nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội; những nội dung đó đồng thời cũng chính là những đòi hỏi, những điều kiện cần và đủ mà nếu thiếu chúng thì một người bị buộc tội phải được coi là vô tội.
Thứ nhất, đó là yêu cầu về trình tự, thủ tục, mà ở đây là trình tự, thủ tục của việc chứng minh tội và lỗi của người bị buộc tội. Yêu cầu này là hợp phần đầu tiên của nguyên tắc suy đoán vô tội.
Người bị buộc tội phải được coi là vô tội cho tới khi tội và lỗi của người đó được chứng minh. Nói khác đi, đây là nguyên tắc “lỗi không được chứng minh, đồng nghĩa với sự vô tội được chứng minh”. Yêu cầu này đã tạo ra sự an toàn pháp lý cho người bị buộc tội trong toàn bộ quá trình tố tụng hình sự. Yêu cầu đặt ra trong nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền dân sự và chính trị năm 1966. Theo đó, “mọi người đều có quyền hưởng tự do và an ninh cá nhân, không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Người bị buộc là phạm một tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng minh theo pháp luật” (Điều 14.2).
Việc điều tra, truy tố và xét xử một người phải được tiến hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Nội dung này nhấn mạnh yêu cầu về mặt thủ tục pháp lý, là dấu hiệu quan trọng nhất của chế độ pháp quyền, theo đó, thủ tục công khai, minh bạch là đòi hỏi số một cho việc bảo vệ quyền con người chống lại sự truy bức tùy tiện. Công ước của Liên hợp quốc đã nêu trên khẳng định: “Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền tự do đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà pháp luật đã quy định” (Điều 9.1).
Biện pháp điều tra đặc biệt
Dưới áp lực của đòi hỏi về tính thủ tục chặt chẽ, BLTTHS năm 2013 đã quy định trong một chương riêng về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
– Về loại tội: Các biện pháp điều tra đặc biệt chỉ được áp dụng đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền và các tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 224).
– Về thẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt: Người có thẩm quyền này phải là Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên và phải được sự phê chuẩn của Viện trưởng VKSND cùng cấp (Điều 225).
– Về thời hạn áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt: Bộ luật xác định thời hạn này là 02 tháng, trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra (Điều 226).
Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định nghiêm ngặt việc sử dụng các thông tin, tài liệu thu thập từ các biện pháp này.
Yêu cầu về chứng minh tội phạm của người bị buộc tội
Yêu cầu về chứng minh tội và lỗi của người bị buộc tội cũng đặt ra vấn đề trách nhiệm chứng minh. Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi rằng, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về phía buộc tội. Điều 15 BLTTHS quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Điều đó có nghĩa rằng, cơ quan tiến hành tố tụng không được bắt buộc bị can, bị cáo thực hiện trách nhiệm đó dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, ở đây cần chú ý đến một tình tiết liên quan đến chủ thể của trách nhiệm chứng minh. Theo quan điểm của chúng tôi, việc xác định: “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng” là chưa thật sự chuẩn xác. Nguyên tắc này đặt ra trách nhiệm chứng minh của cơ quan buộc tội, người buộc tội.
Để bảo đảm cho yêu cầu này, Bộ luật Tố tụng hình sự đã đặt ra yêu cầu nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình và các hình thức trái pháp luật khác trong quá trình thu thập chứng cứ và thực hiện các hoạt động tố tụng khác. Nội dung này được quy định tại Điều 10 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án; không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội (Điều 98, BLTTHS năm 2015).
Quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội theo quy định pháp luật
Quy định của BLTTHS năm 2015: “Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” nói lên rằng, người bị buộc tội luôn luôn được quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa như Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự đã xác định và thực hiện quyền đó bằng mọi biện pháp hợp pháp, trong đó có việc đưa ra chứng cứ chứng minh sự vô tội của mình.
Con người và quyền con người là giá trị quan trọng và trở thành đối tượng ưu tiên bảo hộ của pháp luật trong tố tụng hình sự. Bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lá chắn quan trọng và vững chắc nhất đối với quyền con người, quyền công dân nhằm phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng là việc thừa nhận và ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội. Suy đoán vô tội là nguyên tắc “kinh điển” nhất của tố tụng hình sự được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng như Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, (Điều 11.1); Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (khoản 2, Điều 14). Đặc biệt, bản Tuyên ngôn nêu trên đã coi nguyên tắc này là “phẩm giá của văn minh nhân loại”.
Ý nghĩa của nguyên tắc Suy đoán vô tội
Ở phạm vi bao quát hơn và chắc chắn hơn, Nhà nước pháp quyền thừa nhận một nguyên tắc phổ quát của pháp luật khi nói về mối quan hệ giữa phạm vi đã được thể chế hóa và phạm vi không thể chế hóa. Đó là nguyên tắc suy đoán về tính hợp pháp của hành vi. Nguyên tắc này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với thái độ của xã hội, của Nhà nước trong việc dùng pháp luật để điều chỉnh các hành vi xã hội, trong quan hệ của Nhà nước đối với cá nhân. Nguyên tắc suy đoán về tính hợp pháp của hành vi có nghĩa là: Hành vi của cá nhân phải luôn luôn được coi là hợp pháp khi chưa chứng minh được điều ngược lại.
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự và nguyên tắc suy đoán về tính hợp pháp của hành vi, đến lượt chúng, lại là những biểu hiện ở những mức độ khác nhau của một nguyên tắc pháp luật cao hơn. Đó là nguyên tắc: “Có thể làm tất cả những gì luật không cấm”.
Trên đây là nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội. Liên hệ với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 088.888.9366
Email: [email protected]
Website: https://legalzone.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng