Tư vấn doanh nghiệp

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ

thành lập công ty cổ phần

Vốn điều lệ là một trong những nội dung bắt buộc kê khai khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nên để vốn điều lệ bao nhiêu để có lợi cho công ty? Đây là vấn đề mà hầu hết các nhà đầu tư quan tâm khi thành lập doanh nghiệp? Tham khảo bài viết dưới đây của Legalzone để biết thêm thông tin về vấn đề Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ?

Vốn điều lệ là gì?

Theo khoản 34 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: Vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Như vậy, vốn điều lệ công ty không chỉ là tiền mà còn có thể là quyền sử dụng đất, trang thiết bị móc móc, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.…

Hình thức góp vốn

– Khi đăng ký thành lập công ty, thành viên có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản.

+ Đối với hình thức góp vốn bằng tiền mặt, thành viên có thể thực hiện góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua phương thức chuyển khoản vào tài khoản của công ty (sau khi công ty đăng ký tài khoản tại cá nhân hàng thương mại).

+ Đối với hình thức góp vốn bằng tài sản, thành viên công ty phải tiến hành thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty theo quy định của pháp luật

>>> Mời tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty – Công ty luật Legalzone

Mức vốn điều lệ khi thành lập công ty

Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích hoạt động của công ty, vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Do vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở sau:

  • Khả năng tài chính của mình;
  • Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
  • Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
  • Dự án ký kết với đối tác…

Bên cạnh đó, mức vốn điều lệ còn ảnh hưởng đến thuế môn bài của doanh nghiệp đóng hàng năm, cụ thể:

– Mức 1: Mức vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm;

– Mức 2: Mức vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm.

Lưu ý

Có 2 thời điểm trong năm khi thành lập, lệ phí môn bài có sự chênh lệch với nhau:

– Thành lập trong 06 tháng đầu năm (01/01 – 30/6): Đóng 100% mức lệ phí môn bài theo quy định;

– Thành lập trong 06 tháng cuối năm (01/07 – 31/12): Phải đóng 50% mức lệ phí môn bài theo quy định.

Ngoài ra, vốn điều lệ còn cần dựa vào doanh nghiệp bạn sản xuất, xây dựng, hay buôn bán, dịch vụ… mà lựa chọn một mức vốn riêng. Vì những doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, sản xuất thì cần nguồn vốn lớn để mua sắm trang thiết bị, máy móc, trả lương công nhân,…

Thời hạn: Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn góp đủ vốn đối với doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hết thời hạn trên mà công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

thành lập công ty tnhh

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ

Thay đổi vốn điều lệ

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhu cầu thay đổi vốn điều lệ phát sinh khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh hay thay đổi phạm vi kinh doanh.

Doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi thay đổi vốn điều lệ. Do đó, kèm theo Thông báo đăng ký thay đổi vốn điều lệ phải có Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định thay đổi vốn điều lệ.

Các loại vốn khác

Vốn pháp định

Vốn pháp định công ty là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn để thành lập công ty.

Vốn pháp định cũng là số tiền tối thiểu để công ty được thành lập theo quy định của nhà nước. Tuỳ  vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có có mức vốn khác nhau

Một số ví dụ về vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

Ngành nghề kinh doanh Vốn pháp định Cơ sở pháp lý
Kinh doanh bất động sản 20 tỷ đồng Khoản 1 Điều 3, Nghị định 76/2015 /NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ 2 tỷ đồng Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP
Kinh doanh sản xuất phim 200 triệu đồng Khoản 1 Điều 3 Nghị định 142/2018/NĐ-CP
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm 4 tỷ đồng Điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định  73/2016/NĐ-CP

Vốn ký quỹ

Đây là số vốn mà doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.

Ví dụ khi thành lập công ty TNHH cho kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế inbound là 250 triệu, outbound là 500 triệu. Dịch vụ bảo vệ, đòi nợ thuê là 2 tỷ đồng.

Vốn góp nước ngoài

– Đây là phần vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Loại vốn này chỉ có những công ty liên quan tới nước ngoài mới cần chú ý tới.

– Lưu ý: Số vốn góp ảnh hưởng trực tiếp tới việc nộp thuế môn bài sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty nên các doanh nghiệp cần phải chú ý tuyệt đối vấn đề này.

vốn góp

Khi có thắc mắc gì về vốn điều lệ, dịch vụ thay đổi vốn điều lệ, thành lập doanh nghiệp, cấp GCNĐT, điều chỉnh giấy phép đầu tư hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

              https://thutucphapluat.com/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Related Posts