Luật dân sự

Thêm tên cha vào giấy khai sinh khi chưa kết hôn

Trên thực tế có nhiều trường hợp tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con, bố và mẹ vẫn chưa đăng ký kết hôn. Vậy muốn đăng ký khai sinh cho bé có cả tên cha và mẹ trong giấy khai sinh phải làm như thế nào? Legalzone giới thiệu đến bạn đọc nội dung về thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh khi chưa kết hôn trong bài viết dưới đây. 

Thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh khi chưa kết hôn như thế nào?

Trong trường hợp trên, do bố mẹ chưa thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, do đó, việc xác định cha con để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh chưa đủ chứng cứ chứng minh quan hệ cha con. Vì vậy, việc đầu tiên để thực hiện thủ tục khai sinh cho con là thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định tại Điều 24 Luật hộ tịch 2014, cụ thể: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con”.

Như vậy, UBND xã/phường/thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú của người cha có thẩm quyền thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con cần cung cấp khi thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP. Chứng cứ chứng minh bao gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

 “1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật”.

Như vậy, khi đăng ký nhận cha, mẹ, con thì đối với mỗi người cần cung cấp giấy tờ sau:

+ Đối với người mẹ, phần thông tin người mẹ trong giấy chứng sinh đã có. Do đó, người mẹ không cần cung cấp giấy tờ để chứng minh quan hệ mẹ con.

+ Đối với người cha, cần cung cấp văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, thông thường là kết luận giám định ADN

Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định tại Điều 25 Luật hộ tịch 204, cụ thể:

“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu”.

Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP.

Thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh khi chưa kết hôn

Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con được quy định tại Điều 13 Luật hộ tịch 2014, cụ thể Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh có thẩm quyền thực hiện khai sinh cho con.

Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con và thủ tục đăng ký khai sinh cho con có thể được thực hiện đồng thời theo quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP. Cha hoặc mẹ hoặc người thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh có thể thực hiện theo thủ tục dưới đây:

Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

Hồ sơ đăng ký khai sinh khi chưa kết hôn

  1. Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP;

b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh;

c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.

d) Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Như vậy, khi đăng ký khai sinh cho con, cha, mẹ có thể đồng thời thực hiên thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con và thủ tục khai sinh cho con khi cung cấp đủ tài liệu, giấy tờ theo quy định pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh khi chưa kết hôn. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ nhé. 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd