Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

KD CÁ THỂ

Đăng ký hộ kinh doanh là yêu cầu bắt buộc đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ dạng gia đình. Legalzone sẽ hướng dẫn bạn thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định mới nhất của pháp luật 2020

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được quy định như thế nào?

Hộ kinh doanh là gì? 

Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.”. 

Nhiều cá nhân khi bắt đầu kinh doanh thường không rõ nên lựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể thì phù hợp với quy mô hoạt động của bản thân, ưu, nhược điểm của từng loại hình như thế nào… Thường thì những cá nhân, hộ gia đình sau nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể thay vì công ty, doanh nghiệp:

  • Khách hàng không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) để tránh phiền hà phức tạp về thuế như phải nộp tờ khai, nộp báo cáo quý, báo cáo tài chính…
  • Kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít
  • Có nhu cầu hợp pháp hóa hình thức kinh doanh của mình, cần giấy phép khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra …

Ai được phép thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh?

– Công dân Việt Nam

– Đủ 18 tuổi

– Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ

– Các hộ gia đình

Đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể ở đâu? 

Cá nhân/nhóm cá nhân/đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. 

Hồ sơ làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:

Khác với hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hồ sơ thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

– Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Trường hợp ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, ngoài các giấy tờ nêu trên phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Trường hợp ngành, nghề phải có vốn pháp định, ngoài các giấy tờ nêu trên còn phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

 Số lượng:

01 bộ

Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:

Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh

 lưu ý thêm trong thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:

  • Nếu hộ kinh doanh do các cá nhân thành lập, thì trên các giấy tờ cần thiết phải có địa chỉ cư trú, chữ ký, đầy đủ bản sao chứng minh thư của các cá nhân; biên bản họp nhóm cũng cần có sự tham dự của các cá nhân này. Tương tự với trường hợp người thành lập hộ kinh doanh là hộ gia đình.
  • Đối với ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề hay có vốn pháp định thì cần kèm theo bản sao hợp lệ các chứng chỉ, văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trình tự và thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Bước 1:  

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

– Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

– Ngành, nghề kinh doanh;

– Số vốn kinh doanh;

– Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

– Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

– Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định pháp luật và phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

– Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định của pháp luật và phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Bước 2:

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Bước 3:

Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Bước 4:

Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật cấp tỉnh..”

Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Nếu sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Lưu ý cần biết để tránh rủi ro trong thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể khi nói khái quát thì đơn giản hơn thành lập doanh nghiệp vì nó ít gò bó ở một khuôn khổ nhất định. Nhưng khi tiến hành quy trình gặp nhiều cản trở hơn. Bởi việc có khuôn khổ thì đã có văn bản quy định, còn không có khuôn khổ thì tùy thuộc vào yếu tố con người. 

Điển hình như trong quá trình thành lập hộ kinh doanh, tùy cán bộ xử lý hồ sơ mà một số vấn đề sẽ có cách giải quyết khác nhau. Như trong nghị định không hề quy định cấm đặt tên hộ kinh doanh bằng tiếng anh, nhưng đến UBND nào cũng vậy, tên tiếng anh sẽ không được chấp nhận. Không phải UBND nào cũng hướng dẫn cách sửa lại tên bằng cách thêm dấu chấm vào giữa các ký tự. 

Lưu ý về đối tượng được đăng ký

Đối tượng được quyền đăng ký HKD có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Cụ thể, một công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự thì có quyền được đứng tên trên giấy phép HKD của mình. Hoặc các thành viên trong một gia đình, nhóm bạn… muốn cùng kinh doanh thì cũng có thể đăng ký thành lập HKD. Khi đó, người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ là người đại diện cho những người tham gia.

Một người chỉ đứng tên duy nhất một HKD, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã có HKD, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng HKD này vẫn chưa tiến hành giải thể thì người này không thể đứng tên trên HKD mới (muốn đăng ký HKD mới phải giải thể HKD cũ)

Lưu ý về cách đặt tên hộ kinh doanh

Cũng giống như thành lập doanh nghiệp, HKD cũng bắt buộc có tên riêng. Tên này đảm bảo các điều sau:

– Đảm bảo 2 thành tố “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”. 

– Tên không bao gồm những cụm từ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp: Không được thêm các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp”; tên riêng của HKD không được trùng với tên riêng của những HKD khác trong phạm vi quận (huyện).

– Không sử dụng tiếng anh để đặt tên cho HKD. Nếu sử dụng phải đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm đi kèm. Ví dụ: Hộ kinh doanh E.M.I.L.Y.

Thực tế, đối với các cửa hàng buôn bán tự phát (chưa thông qua việc đăng ký HKD) khi thực hiện thủ tục đăng ký HKD thì tên cửa hàng cũ có thể phải thay đổi hoặc không. Thay đổi trong trường hợp tên cửa hàng đã được một HKD khác đăng ký trước và ngược lại, nếu tên cửa hàng chưa có HKD nào đăng ký thì bạn vẫn được quyền đăng ký tên đó. Để chắc chắn tên HKD của mình có được chấp thuận không thì khi nộp hồ sơ lên UBND quận/huyện sẽ rõ

Lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh

– Một hộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện như công ty. 

Trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn thì cần xác minh rõ tại địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai thành lập hộ kinh doanh ở đây chưa? Nếu có thì họ đã giải thể hộ kinh doanh này chưa? Để xác minh được điều này, cần yêu cầu chủ nhà lên UBND quận/huyện để hỏi. Trường hợp có hộ kinh doanh mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể lên UBND quận yêu cầu giải thể hộ kinh doanh này với lý do chủ hộ kinh doanh đã bỏ đi và không còn hoạt động ở đây nữa.

– Địa chỉ đăng ký hộ kinh doanh tuyệt đối không được là chung cư (trừ trường hợp hộ kinh doanh với mục đích cho thuê nhà để ở).

– Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập HKD.

Trường hợp đặc biệt hơn là khi thành lập hộ kinh doanh trong chợ, chợ này ở khu vực quận/huyện này có thể thành lập được nhưng ở khu vực quận/huyện kia thì không. Hay mặt hàng này đăng ký ở sạp này được nhưng ở sạp khác thì không. Những điều này tùy thuộc vào đặc trưng cũng như cách bố trí của từng khu chợ.

Lưu ý về vốn điều lệ khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Hiện nay luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với hộ kinh doanh. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc khả năng của mỗi người và quy mô, ngành nghề người đăng ký hướng đến. Tuy nhiên cần lưu ý: Việc chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ kinh doanh là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được). Nên khi quyết định đăng ký hộ kinh doanh thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.

Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:

  • Vốn cao hay thấp.
  • Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm.
  • Mặt hàng của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.

Bạn có thể xem thêm về các loại thuế và cách tính thuế cho hộ kinh doanh cá thể, thường phụ thuộc vào doanh thu hàng năm chứ không có một mức cố định.

Lưu ý về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh

Số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là từ 10 lao động trở xuống. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp để tránh bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm.

Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Hộ kinh doanh muốn kinh doanh ngành nào thì thể hiện trên tờ khai đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ hướng dẫn cách thể hiện sao cho hợp lý nhất có thể.

Lưu ý về giấy tờ cần có để đăng ký hộ kinh doanh

– Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sao y chứng thực. 

– 2 bản sao y công chứng chứng minh thư của chủ hộ và các thành viên (nếu có).

– Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng)

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

              https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd




Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục