Tin tức

Bản án về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng

Bản án về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng số 01/2021/LĐ-ST

Bản án lao động sơ thẩm về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng
Bản án lao động sơ thẩm về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng

Tóm tắt vụ án

  • Bà Th làm việc tại Công ty Castec V theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ ngày 15/10/2019 đến ngày 30/09/2020 ở vị trí nhân viên sản xuất với mức lương 13 triệu đồng.
  • Ngày 31/01/2020 đến ngày 11/03/2020, Công ty Castec V hai lần ra quyết định điều chuyển bà Th sang làm công việc khác là chăm sóc cây xanh trong công ty và làm vệ sinh, quét dọn văn phòng.
  • Ngày 27/3/2020, Công ty Castec V lấy lý do do dịch bệnh Covid 19 đã ban hành thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với bà Th, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động là ngày 27/4/2020.
  • Bà Th không nghỉ việc theo Quyết định thôi việc vì bà hoàn toàn không có đơn xin thôi việc như lý do Công ty ghi trong Quyết định thôi việc. Do đó, bà Th khởi kiện yêu cầu Công ty Castec V phải hủy bỏ quyết định thôi việc ngày 01/4/2020 và nhận bà Th quay trở lại làm việc; trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày bà Th không được làm việc, bồi thường 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động do công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Nhận định của Toà án cấp sơ thẩm

Xét thấy: trước khi cho bà Th cùng nhiều người lao động khác nghỉ việc bị đơn không tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động 2012; bị đơn cũng không có thỏa thuận với nguyên đơn về việc tạm hoãn thực hiện lao động quy định tại Điều 32 Bộ luật lao động 2012 cũng như không xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ luật lao động 2012 là không đúng quy định pháp luật. Mặt khác, bị đơn trình bày giữa nguyên đơn và bị đơn chấm dứt hợp đồng lao động do có sự thỏa thuận chấm dứt hợp đồng tuy nhiên không cung cấp được văn bản nào thể hiện sự thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Luận cứ vụ án

Căn cứ các Điều 31, 32, 44 của Bộ luật Lao động 2012 trường hợp công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động.

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Bản án số 03/2022/DS-PT. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!

Chi tiết xin vui lòng liên hệ tư vấn

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Related Posts