Luật dân sự

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định và phân tích cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần. Legalzone giới thiệu đến bạn đọc bài viết tư vấn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Quy định pháp luật

1. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

+   Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.

+   Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

+   Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.

2. Phân tích pháp lý:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và đã gây ra thiệt hại. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi người đó có lỗi, do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở sau:

a)  Có hành vi trái pháp luật:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật và chỉ áp dụng với người có hành vi đó. Về nguyên tắc một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì được coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó là do pháp luật xác lập hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết và đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Tuy nhiên trong một số trường hợp không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pháp luật và người không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại, cụ thể như:

+   Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của người có quyền;

+   Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng (là sự kiện khách quan làm cho người có nghĩa vụ không biết trước và không thể tránh được, không thể khắc phục được khó khăn do sự kiện đó gây ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép).

b)  Có thiệt hại sảy ra trong thực tế.

Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm: những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản, những chi phí mà người bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra, những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

Những thiệt hại nói trên được chia làm 2 loại:

+   Thiệt hại trực tiếp như:

–    Chi phí thực tế và hợp lý: là những khoản hoặc những lợi ích vật chất khác mà người bị thiệt hại phải bỏ ra ngoài dự định của mình để khắc phục những tình trạng xấu do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia gây ra;

–    Tài sản bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại.

+   Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại mà phải dựa trên sự tính toán khoa học mới xác định được mức độ thiệt hại, thiệt hại này còn được gọi là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

c)  Có mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra

Cụ thể hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại xảy ra là kết quả, chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại.

Mặt khác, nếu có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiệt hại thì khi xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về ai cần xem xét hành vi vi phạm của họ có quan hệ như thế nào đối với thiệt hại xảy ra để tránh sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự.

d) Do lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự

Luật Dân sự quy định người có hành vi trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm dân sự bất luận hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý: “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác” (Điều 308 BLDS).

Như vậy về nguyên tắc chung khi áp dụng trách nhiệm dân sự không cần xác định mức lỗi của người vi phạm là vô ý hay cố ý nếu các bên không có thỏa thuận và không có quy định pháp luật khác.

Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd