Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội

Trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội

Mặc dù hành vi đã thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội chưa tác động vào đối tượng tác động của tội phạm để gây thiệt hại cho xã hội nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình. Quy dịnh về trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội  như thế nào? Legalzone mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây:

Các giai đoạn thực hiện tội phạm

Xác định giai đoạn phạm tội là một trong những bước quan trọng trong truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một tội phạm cố ý.

Trong đó, chuẩn bị phạm tội là một trong các giai đoạn thực hiện tội phạm và việc thực hiện tội phạm ở giai đoạn này cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội nếu thỏa mãn các điều kiện nhất định.

Hiện nay, Điều 14 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 đã đưa ra định nghĩa về chuẩn bị tội phạm như sau:

“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.”

Như vậy, chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra tiền đề cần thiết cho việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng các đặc điểm sau:

– Thứ nhất: Người có ý định phạm tội đã bắt đầu thực hiện ý định phạm tội bằng các hành vi cụ thể, đó có thể là: 

tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm. 

– Thứ hai: Các hành vi trên (tìm kiếm, sửa soạn công cụ,…) đã được thực hiện và chấm dứt nhưng người có ý định phạm tội chưa bắt tay vào việc thực hiện hành vi phạm tội (Hành vi phạm tội là hành vi được quy định trong điều luật cụ thể).

Hay nói cách khác, ở giai đoạn này người phạm tội chưa thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm, tức chưa có hành vi xâm phạm đến đối tượng tác động.

– Thứ ba: Việc chưa thực hiện được hành vi phạm tội là do nguyên nhân khách quan. Việc này không phụ thuộc ý chí chủ quan của người phạm tội.

Điều này nhằm phân biệt trường hợp chuẩn bị phạm tội với tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm.

– Thứ tư: Chỉ có tội phạm được thực hiện do cố ý (cố ý trực tiếp) thì mới có giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Do đó, sẽ không có hành vi chuẩn bị phạm tội mà tội phạm đó sẽ được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp hoặc do lỗi vô ý.

Lưu ý: Một số trường hợp, việc thành lập hoặc tham gia vào nhóm tội phạm không thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội mà đã cấu thành một tội phạm cụ thể, đó là các tội phạm sau:

+ Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)Tội phạm cấu thành khi một người có hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (điểm a khoản 2 Điều 113): Việc thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố sẽ bị xử phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Tội khủng bố (điểm a khoản 2 Điều 299): Việc thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố đã cấu thành tội phạm và có thể bị xử phạt tù từ 05 đến 15 năm.

Theo đó, nếu thực hiện hành vi thành lập/tham gia nhóm rơi vào một trong ba trường hợp trên thì không được xem là việc chuẩn bị phạm tội mà hoàn toàn đã cấu thành tội phạm ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.

Trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội

Mặc dù việc thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội chưa có hành vi xâm phạm, gây thiệt hại đến đối tượng tác động của tội phạm nhưng xét vào tính chất của hành vi họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự với một số tội nhất định vì các nhà làm luận xét rằng: đối với các tội phạm đó,  

Khi thực hiện mà có sự chuẩn bị thì tính nguy hiểm cho xã hội của nó gây ra cao hơn so với với trường hợp không có sự chuẩn bị.

Hơn nữa, bản chất của chuẩn bị phạm tội là tiền đề tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm, điều này thể hiện ý chí, mục đích thực hiện tội phạm đến cùng của người có hành vi chuẩn bị phạm tội.

Do vậy, theo quy định hiện nay tại Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017, người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội vẫn phải trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội đối với 25 tội sau:

+ Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108);

+ Tội gián điệp (Điều 110 );

+ Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111);

+ Tội bạo loạn (Điều 112);

+ Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113);

+  Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114);

+  Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117);

+ Tội phá rối an ninh (Điều 118);

+ Tội chống phá trại giam (Điều 119 );

+ Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120);

+ Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121);

+ Tội giết người (Điều 123);

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134);

+ Tội cướp tài sản ( Điều 168) ;

+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169);

+  Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207 );

+ Tội khủng bố(Điều 299 );

+ Tội tài trợ khủng bố (Điều 300);

+ Tội bắt cóc con tin (Điều 301);

+ Tội cướp biển (Điều 302);

+ Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303);

+  Tội rửa tiền (Điều 324 ).

Như vậy, người chuẩn bị phạm tội đối (từ đủ 16 tuổi trở lên) với các tội luật định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Còn đối với nhóm người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với tội giết người (Điều 123) và tội cướp tài sản (Điều 168). 

Mặt khác, khi bản thân người có hành vi chuẩn bị phạm tội lại cấu thành một tội độc lập khác.

Trường hợp này, người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm độc lập đó.

Câu hỏi về trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội

 Câu hỏi

Chào luật sư.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Ngày 17/10/2020 A chuẩn bị dây thường, kìm… nhằm mục đích đi trộm cắp tài sản nhà ông M.

Tối cùng ngày A thực hiện kế hoạch, khi đang cách nhà ông M một đoạn là 200 m thì bị phát hiện và bắt giữ.

Hỏi A có phạm tội hay không?

Luật sư giải đáp

     Chào bạn, Legalzone xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội như sau:

Cơ sở pháp lý về trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Văn bản hợp nhất bộ luật hình sự năm 2015

Nội dung tư vấn về trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: 

“trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội”.

Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Chuẩn bị phạm tội là gì?

Tại điều 14 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định định về việc chuẩn bị phạm tội như sau:

Điều 14. Chuẩn bị phạm tội

  1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm,

trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

………………

  1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Theo quy định trên ta có thể hiểu chuẩn bị phạm tội là việc người phạm tội thực hiện một trong số các hành vi sau đây:

     Thứ nhất, Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện

     Thứ hai, Tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm

     Thứ ba, Thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật hình sự

     Khác với quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 là tất cả tội phạm đều có thể bị TCTNHS khi chuẩn bị phạm tội thì Bộ luật hình sự năm 2015 lại quy định người chuẩn bị phạm tội

quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật hình sự với bị TCTNHS

     Cũng cần lưu ý thêm rằng nếu người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì với phải chịu trách nhiệm hình sự.

     Trong câu hỏi của bạn chúng tôi nhận thấy, A đã có hành vi chuẩn bị dây thường, kìm… nhằm mục đích đi trộm cắp tài sản nhà ông M, tuy nhiên A chưa thực hiện được hành vi phạm tội thì bị bắt (vì còn cách nhà ông M 200 mét).

Do vậy, ta có thể xác định hành vi phạm tội của A là chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản. Căn cứ vào quy đinh tại khoản 2 điều 14 của BLHS năm 2015 thì hành vi của A sẽ không bị TCTNHS

Khung hình phạt đối với người chuẩn bị phạm tội

Đối với người đủ 18 tuổi chuẩn bị phạm tội

     Tại điều 57 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

  1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng

 tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

  1. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
  2. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm;

nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

     Như vậy theo quy định trên đối với người từ đủ 18 tuổi khi chuẩn bị phạm tội thì hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.

vd: Người đủ 18 tuổi chuẩn bị phạm tội giết người thì có thể bị TCTNHS và hình phạt họ phải chịu là bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

 (khoản 3 điều 123 của Bộ luật hình sự năm 2015)

Đối với người dưới 18 tuổi khi chuẩn bị phạm tội được xác định như sau:

     Tại điều 102 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội đối với người dưới 18 tuổi như sau:

Điều 102. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

  1. Tòa án quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật này.
  2. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.

Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.

  1. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật này.

Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt quy định tại các điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này.

     – Với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: 

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội thì hình phạt họ phải chịu là không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng

vd: Người tử đủ 14 đến dưới 16 chuẩn bị phạm tôi giết người thì hình phạt cao nhất họ có thể phải chịu là 1/3 của 5 năm.

     – Với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: 

Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội thì hình phạt họ phải chịu là không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.

vd: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội giết người thì hình phạt cao nhất mà họ có thể chịu là bằng 1/2 của 5 năm

     Tóm lại, Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 thì không phải mọi trường hợp chuẩn bị phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ có một trường hợp luật định được quy định tại khoản 2 điều 14 của BLHS với có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về hình phạt mà người chuẩn bị phạm tội phải chịu sẽ được quy định cụ thể trong từng điều luật cụ thể.

Trên đây là một số ý kiến tư vấn về chủ đề trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội mời bạn đọc cùng tham khảo

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  0989.919.161

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký